33. TẦN THỦY HOÀNG
QUÉT NGANG LỤC HỢP,
MỞ ĐƯỜNG THỐNG NHẤT
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng là
người đầu tiên đã hoàn thành được sự nghiệp vĩ đại thống nhất Trung Quốc,
sáng tạo xây dựng một quốc gia có nhiều dân tộc đầu tiên theo chế độ tập
quyền trung ương. Ông không những là nhà chính trị vĩ đại mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử, mà còn là một nhà mưu lược quân sự nổi tiếng
với hùng tài đại lược.
Tần Thủy Hoàng họ Doanh tên Chính, sinh năm 259 trước Công nguyên,
mất năm 210 trước Công nguyên, đúng vào thời đại xã hội có nhiều biến
đổi lớn lao, khu vực Trung Nguyên từ chế độ nô lệ chuyển biến cực kỳ mau
lẹ sang chế độ phong kiến, cũng là thời đại mà dân tộc Trung Hoa gắn bó
và đấu tranh lẫn nhau để đi tới đại thống nhất. Doanh Chính sinh ra ở nước
Triệu vào năm cuối thời Chiến Quốc. Cha là Tử Sở (vốn là tên Dị Nhân,
Tần Trang Tương Vương sau này) làm con tin ở nước Triệu lúc đó, mẹ là
con gái quý tộc nước Triệu (“Con gái nhà hào phú nước Triệu”). Thời thơ
ấu Doanh Chính theo cha sống gửi ở dưới bên giậu nhà người, được hun
đúc trong cuộc đấu tranh chính trị ở trên tầng lớp cao. Năm 13 tuổi, kế vị
làm vua Tần, năm 22 tuổi làm lễ phong miện đích thân cầm quyền, năm 39
tuổi trở thành “Thủy Hoàng đế” [47] thống nhất Trung Quốc, cho đến năm
49 tuổi mắc bệnh qua đời, trong đó 37 năm sống trên bệ ngọc đế vương.
Điều kiện thời đại đặc biệt độc đáo và sự từng trải chính trị phi phàm đã
thúc đẩy nhanh chóng sự chín muồi sớm trên mặt chính trị của ông, đã bồi
dưỡng lên những tài năng chính trị, quân sự phi phàm của ông. Trước khi
Doanh Chính đích thân cầm nắm chính quyền, tập đoàn thống trị nước Tần
đang đối mặt với một loạt nguy cơ chính trị. Tập đoàn chính trị do Lã Bất
Vi đứng đầu, đã chiếm giữ địa vị đặc thù “Trọng Phụ” làm trưởng giả của