MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 407

55. TẠ AN

DUNG HÒA TĨNH ĐỂ GIỮ,

LẤY TÍNH XA ĐỂ CHỐNG

Tạ An (sinh năm 320, mất năm 385), tự là An Thạch, người Hạ Dương,

quận Trần (Thái Khang tỉnh Hà Nam ngày nay) là kẻ sĩ thời Đông Tấn, là
chính trị gia nổi tiếng. Cha của ông là Tạ Phầu, làm quan tới chức Thái
Thường Khanh. Người anh là Tạ Thượng từng làm An Tây tướng quân,
Thượng thư Bộc xạ. Lúc Tạ An lên bốn tuổi, Hoàn Di quận Tiều gặp đã
phải thốt lên:

“Đứa trẻ này phong thần thấu triệt, về sau sẽ làm chức không kém vua

Đông Hải”, khi lớn lên “thần thức thông minh, phong độ đường hoàng, giỏi
sách vở chữ nghĩa” thường xuyên đàm luận cổ kim với nhà thư pháp
Vương Hi Chi nổi tiếng, lại thường du sơn vãn thủy, tha thiết với thư nghệ.

Khi còn trẻ Tạ An không thích ra làm quan, Lại bộ thượng thư Phạm

Uông cử Tạ An làm Lại bộ lang, ông đã “dâng thư cự tuyệt”. Về sau, người
em trai của ông là Tây Trung lang tướng Tạ Vạn bị phế truất, Tạ An mới có
ý theo nghề làm quan, rồi từ Cối Kê (Thiệu Hưng, Triết Giang ngày nay)
xuất sơn, “năm đó ông đã hơn bốn chục tuổi rồi”. Thành ngữ “Đông Sơn tái
khởi” bắt đầu có từ chuyện này. Sau đó ông nhậm chức Tư mã ở dưới
trướng Chinh Tây đại tướng quân Hoàn Ôn, rồi được thăng chức lên làm
Lại bộ Thượng thư, Trung hộ quân, Thượng thư bộc xạ, Trung thư sự, cuối
cùng giữ chức Tể tướng. Ông là con người thận trọng, những tư tưởng mưu
lược của ông đã có những cống hiến quan trọng, lớn lao cho việc trung
hưng và bảo vệ Đông Tấn.

CÓ TÀI HIỂU RỘNG, GAN DẠ,

NGĂN CHẶN THOÁN NGHỊCH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.