MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 411

rằng: “Người quân tử được yên không quên nguy, còn không quên mất, trị
không quên loạn”, đó là đạo lý lúc yên lo khi nguy, ông đã sử dụng mấy
biện pháp lớn quan trọng sau đây:

Trước tiên, mời Sùng Đức Thái hậu lâm triều nhiếp chính. Hoàn Ôn tuy

đã chết, nhưng thế lực của gia tộc hắn ở trong triều đình còn lớn mạnh, lại
đang nắm giữ binh quyền. Nếu không sử dụng biện pháp, còn có khả năng
xuất hiện tình trạng chuyên quyền thoán nghịch của Hoàn Ôn. Tạ An cho
rằng biện pháp tốt đẹp nhất là mời Thái hậu lâm triều. Chỉ có như vậy mới
không dẫn tới đại quyền rơi vào tay người khác. Thế nhưng cách nghĩ mời
Thái hậu lâm triều của ông đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của các đại
thần như Vương Bửu Chi v.v... họ cho rằng hoàng đế đã hơn mười tuổi, có
thể thành hôn được rồi, trong tình hình này để cho Thái hậu lâm triều sẽ
không có lợi cho việc “mở rộng Thánh đức”. Thế nhưng vì sự kiên trì của
Tạ An, Sùng Đức Thái hậu cuối cùng đã lâm triều nhiếp chính, khiến cho
đại quyền được nắm giữ chắc chắn trong tay hoàng tộc.

Sau nữa là đoàn kết triều thần, đồng tâm phò chính. Tạ An tính tình cởi

mở phóng khoáng, là con người thẳng thắn đúng mực, lại hiểu được “vi
chính dĩ đức thí như Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” - Lấy đạo
đức để làm việc triều chính, cũng giống như ngôi sao Bắc đẩu chỉ ngồi ở
chỗ của mình mà muôn vàn ngôi sao khác phải chầu hầu ở xung quanh nó -
đó là một đạo lý. Cho nên ông đã dốc lòng đối xử tốt với người, có uy tín
rất cao. Lúc đó binh quyền đã nắm hết ở trong tay Thích sử Giang Châu là
Hoàn Xung, em trai của Hoàn Ôn, do vì Tạ An thành tâm đối xử lại là
người “vốn có uy tín cao”, Hoàn Xung liền muốn đem Dương Châu vùng
đất chiến lược quan trọng đang thuộc về mình chiếm giữ nhường cho Tạ
An, do Tạ An thống lĩnh. Cách làm của Hoàn Xung đã bị cả họ Hoàn phản
đối kịch liệt, tham quân Hi Siêu của Hoàn Ôn cũng kiên quyết ngăn cản.
Thế nhưng Hoàn Xung không nghe. Triều đình liền hạ chiếu cho Hoàn
Xung đôn đốc các việc quân sự của năm châu Từ, Dư, Duyện, Thanh,
Dương, đổi sang trấn giữ Kinh Khẩu, để cho Tạ An làm thích sử Dương
Châu... Tạ An còn dâng thư gia phong cho “Tá mệnh công thần” cũ, khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.