MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 481

những ngày cuối của vương triều. Sau khi Chu Tuyên Đế chết, con trai là
Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển chỉ là đứa trẻ 8 tuổi, không có cách gì coi việc
triều chính, do đó đã cung cấp cho Dương Kiên một cơ hội cực tốt để cướp
đoạt chính quyền Bắc Chu. Nói về mặt chủ quan, thì đó là kết quả của
những sách hoạch tích cực của Dương Kiên. Để cướp được ngôi vua, trong
thời kỳ nhiếp chính Dương Kiên trước sau đã triển khai, thi hành một loạt
mưu lược. Một là lập công, lập quyền uy. Dương Kiên xuất thân vọng tộc,
được danh tiếng tốt từ trẻ, sau khi bố là Dương Trung chết đã được phong
tước là Tuỳ Quốc Công, nhưng ông ta không lấy đó làm đủ mà càng coi
trọng uy vọng lập được do việc dựa vào công tích của chính mình. Năm
575, Chu Vũ Đế đánh Tề, Dương Kiên dẫn ba vạn thủy quân tích cực tham
gia chiến đấu, phá quân Tề ở Hà Kiều. Năm sau ông ta lại tham gia các
cuộc chiến tranh bình Tề, do có công mà được phong Trụ quốc, do đó mà
uy vọng càng lớn. Thứ hai là tổ chức bộ máy. Dương Kiên chú ý trọng
dụng nhân tài. Trước sau ông ta đã bổ nhiệm một loạt người có tài năng, có
kinh nghiệm như Cao Cảnh, Tô Uy, Lý Đức Lâm v.v.. làm phò tá cho mình,
thay mình xuất mưu sách hoạch. Đồng thời ông còn lợi dụng gia đình hoặc
hôn nhân để kết giao với nhân vật tầng lớp trên của chính quyền Bắc Chu,
ông lấy con gái Độc Cơ Tín - một trong tám Trụ quốc làm vợ, lại gả con gái
làm hoàng hậu cho Chu Tiên Đế. Như vậy quanh Dương Kiên đã hình
thành một tập đoàn chính trị rất có thế lực. Sau khi Chu Tuyên Đế chết,
Trịnh Dịch và Lưu Phưởng lập tức làm giả di chiếu đưa Dương Kiên vào
cung nhiếp chính, điều đó cho thấy quan hệ của họ với Dương Kiên không
phải là bình thường từ lâu. Thứ ba là thu phục nhân tâm. Lúc bình thường
Dương Kiên đã rất chú ý đến mặt này. Để xoa dịu lòng bất mãn của mọi
người đối với chính sách hà khắc tàn bạo của Chu Tuyên Đế, ngay khi vừa
bước lên vũ đài chính trị, Dương Kiên đã phế bỏ “Hình kinh thánh chế” do
đó thực hiện pháp luật tương đối khoan dung, ông còn hạ lệnh “đình chỉ
làm Lạc Dương cung”, “tự mình tiết kiệm”, do đó làm cho cục diện chính
trị đổi mới, được đông đảo dân chúng và quan lại cấp dưới đánh giá tốt.
Thứ tư là gạt bỏ chướng ngại. Dương Kiên hiểu rất rõ ràng, lực lượng chủ
yếu cản trở việc cướp quyền xưng đế của mình là các vị vương, thuộc tôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.