MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 507

Trung là kho Vĩnh Phong (nay là Đông Bắc cửa sông Vị, Hoa Âm, Thiểm
Tây), nếu chiếm được kho Vĩnh Phong thì “dù chưa được Trường An,
nhưng Quan Trung đã xong”. Chủ trương này nhằm vào việc chiếm lấy
mục tiêu chiến lược chủ yếu, không vì được hay mất các thành ấp khác mà
để mất thời cơ, Lý Uyên rất tán thành ý kiến đó. Nhưng các tướng thỉnh
cầu, trước khi qua sông phải đánh Hà Đông, tránh tình trạng trước mặt sau
lưng đều có địch. Lý Uyên chuấn bị chủ lực vây đánh trước quân đội của
Khuất Đột Thông nhà Tuỳ ở Hà Đông nhưng do Khuất Đột Thông ba hoa
dựa vào hiểm trở giữ chắc, quân Lý Uyên đánh hai ngày không hạ được. Lý
Uyên biết rõ tính chính xác của việc nhanh chóng qua sông, nhưng vẫn lo
Hà Đông, nên lại triệu tập các tướng hiến mưu kế. Trong hội nghị lại xuất
hiện hai loại ý kiến bất đồng do Bùi Thục và Lý Thế Dân làm đại biểu. Bùi
Thục cho rằng, Khuất Đột Thông có năm vạn tinh binh, lại có Hà Đông
hiểm trở, nên bỏ qua mà đi, rồi không đánh chiếm được Trường An thì sẽ
xuất hiện cục diện bị động, trước mặt sau lưng đều có địch. Để ổn thỏa nên
đánh Hà Đông trước, sau đó Tây tiến. Lý Thế Dân thì cho rằng “binh quý ở
thần tốc”, nếu nhanh chóng Tây tiến khiến quân Tuỳ ở Trường An không
kịp trở tay thì việc chiếm Trường An rất dễ. Còn nếu đánh Hà Đông thì mất
thời gian, Trường An có chuẩn bị, đánh chiếm sẽ khó khăn. Giữa những ý
kiến bất đồng đó, thống soái quân sự nếu như không có khí chất sáng suốt
anh dũng và tư tưởng mưu lược khác thường sẽ rất khó có quyết định chính
xác. Lý Uyên do có đầy đủ các điều kiện đó nên đã tiếp nhận điều hay của
cả hai ý kiến, để lại một bộ phận binh lực tiếp tục vây đánh Hà Đông, kiềm
chế binh lực của Khuất Đột Thông, còn tự mình dẫn quân chủ lực vượt qua
sông đi thẳng về lấy Trường An.

Sau khi qua sông, Lý Uyên ra lệnh cho con trai cả là Lý Kiến Thành dẫn

mấy trăm quân chiếm kho Vĩnh Phong, mở kho phát lương, được cường
hào và dân chúng vùng đó ủng hộ. Sau đó lại đánh Đông Quan, cắt đứt liên
hệ giữa Lạc Dương và Trường An, bảo đảm hoạt động an toàn cho chủ lực
ở hai cánh. Lúc này binh lực của Lý Uyên phát triển rất nhanh, đến Kinh
Dương (nay là Kinh Dương - Thiểm Tây) đã có 9 vạn quân. Thế lực của Lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.