MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 661

khí lên cao, quân uy phấn chấn, còn quân địch sẽ nghe tin hoảng hốt bỏ
chạy. Nếu không, lòng quân Tống rời rạc, quân địch thừa thắng tiến vào,
thiên hạ đại Tống khó được thái bình. Quần thần trong triều thấy Khấu
Chuẩn nêu lên Chân Tôn phải ngự giá thân chinh, cảm thấy sự việc rất
trọng đại, lại sợ phải hộ giá ra trận, vì vậy người nào người nấy đều hoảng
sợ lần lượt, lần lượt chuẩn bị thoái triều, để tránh hoàng đế trách tội. Khấu
Chuẩn thấy quần thần muốn lùi như vậy, trong lòng rất không vui, liền
nghiêm giọng ngăn chặn. Hoàng đế Chân Tôn cảm thấy vô cùng khó xử,
cũng muốn về nội cung, sau đó sẽ bàn, quyết việc này. Khấu Chuẩn thấy
hoàng đế Chân Tôn không có ý muốn thân chinh, một khi đã về cung thì
việc này sẽ khó làm, liền thưa với Chân Tôn: Một khi bệ hạ đã về cung,
quần thần sẽ khó gặp người, như thế sẽ lỡ việc lớn, xin nhà vua đừng về.
Dưới quyền khuyên can mạnh mẽ của Khấu Chuẩn, Chân Tôn không biết
làm thế nào, đành đồng ý thảo luận xem có nên thân chinh hay không.

Lúc này đại thần triều đình không nhất trí việc ngự giá thân chinh. Khấu

Chuẩn và bọn Tất Sĩ An v.v... hết sức khuyên Chân Tôn dẫn quân chinh
phạt Liêu, còn tham tri chính sự Vương Khâm Nhược, đại thần Trần
Nghiêu Văn... lại ra sức khuyên can Chân Tôn rời về Nam tránh loạn.
Vương Khâm Nhược là người Giang Nam, ông ta chủ trương Chân Tôn rời
về Nam đến Kim Lăng; Trần Nghiêm Văn là người Tứ Xuyên, ông ta ra
sức khuyên can Chân Tôn đến Thành Đô. Nhất thời, Chân Tôn không định
được chủ kiến, hỏi Khấu Chuẩn nên làm thế nào? Khấu Chuẩn biết rõ trong
lòng là Vương Khâm Nhược, Trần Nghiêm Văn đều tính toán cho bản thân
họ, ông giả vờ như không biết, nói: Ai vì bệ hạ mà lo liệu hạ sách như vậy,
tội thật đáng chém. Bệ hạ sáng suốt anh vũ, các quan đoàn kết hòa thuận,
nếu ngự giá thân chinh, quân địch tự nhiên nghe tin hoảng sợ. Nếu không
thân chinh, thì chúng ta cho kỳ binh ra đánh bại âm mưu của chúng, hoặc là
giữ chắc để làm binh sĩ của chúng mệt mỏi, ở thế dĩ dật đãi lao, chúng ta
cũng có thể vững vàng thắng lợi. Vì sao phải vứt bỏ tôn miếu, xã tắc đi
Kim Lăng, Thành Đô? Những lời nói chính nghĩa nghiêm trang hợp tình
hợp lý đó của Khấu Chuẩn đã làm cho Chân Tôn hạ quyết tâm thân chinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.