MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 756

96. GIẢI TẤN

NÓI KHÉO, CAN THẲNG,

BIẾT NGƯỜI BÀN VIỆC

Giải Tấn (1369 - 1415) tự Đại Thân, người huyện Cát Thủy, Giang Tây.

Ông nội Giải Tấn, Giải Tử Nguyên là tiến sĩ những năm Chí Chính triều
Nguyên; cha là Giải Khai, đã từng tiến tu ở Quốc Tử Giám, Nguyên Thái
Tổ đã từng triệu kiến ông bàn luận việc nước, muốn phong quan cho ông,
nhưng ông không đồng ý, về làng mở trường dạy học tư. Giải Tấn từ nhỏ
đã thông minh hiếu học, khi 13 tuổi, không những đã thuộc lòng “Tứ thư”,
“Ngũ kinh” v.v... mà còn làm nhiều thơ, từ tức cảnh, còn lưu truyền đến
nay. Hồng Vũ năm thứ 21, đỗ tiến sĩ, đặc biệt là hai bài thơ thất tuyệt “cây
liễu xanh trong vườn ngự” chuyên làm cho Chu Nguyên Chương ở trong
Ngự hoa viên, với đặc điểm thông tục dễ hiểu, ca tụng “ơn vua” và châm
biếm bọn nịnh thần đã làm cho Chu Nguyên Chương người mới thông văn
chương luôn mồm khen là “thơ hay”, một mặt giáng chỉ bắt các đại thần
truyền đọc, một mặt phong Giải Tấn làm Hàn lâm viện Thứ cát sĩ, đồng
thời yêu cầu ông hàng ngày phải theo hầu bên cạnh, viết chiếu chế, theo
Chu Nguyên Chương xử lý công văn, chính sự. Từ đó Giải Tấn với tính nết
thẳng thắn cương trực, thái độ làm quan trong sạch công bằng, vì hưng
quốc an bang định mưu hiến kế, đã có những cống hiến to lớn.

NÓI KHÉO CAN THẲNG

Sau khi Chu Nguyên Chương dựng nước xưng đế, đã áp dụng một loạt

biện pháp, làm cho trật tự xã hội được ổn định, kinh tế phát triển, sự thống
trị của vương triều Minh được củng cố. Nhưng đồng thời với những việc
này, để củng cố chính quyền, Chu Nguyên Chương cũng đã ra sức thanh
trừng người dị kỷ, gây ra những vụ án văn học, chỉ riêng từ Hồng Vũ năm
thứ 17 đến Hồng Vũ năm thứ 29, Chu Nguyên Chương đã giết mười mấy
vạn người, tạo nên cục diện khủng bố “muôn ngựa câm tiếng”, những quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.