MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 811

104. DỊCH HÂN

KẾ SÁCH THAY Đổi Ở TRONG,

MƯU HOÀ LÀ VỚI NƯỚC NGOÀI

Dịch Hân (1833 - 1898) là nhà chính trị, nhà cải cách trọng yếu thời cuối

Thanh, người xướng đạo chủ yếu phong trào tự cường, là nhân vật có ảnh
hưởng trọng đại trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Dịch Hân là con trai thứ sáu Đạo Quang, từ nhỏ thông minh dĩnh tuệ,

nhanh nhẹn cùng với anh trai thứ tư Dịch Chủ, được Đạo Quang yêu mến
trong các hoàng tử, hai người từ nhỏ cùng đọc sách trong thư phòng và
cùng luyện võ. Nghe nói trong vấn đề xác định người kế thừa ngôi vua, đối
với Dịch Hân và Dịch Chủ nên chọn ai, Đạo Quang đã trước sau chậm chạp
không quyết. Mãi đến lúc bệnh nặng, mới quyết định “triệu hai hoàng tử
(Dịch Hân, Dịch Chủ) vào để hỏi han, dùng sách vở để quyết định người
nối ngôi”. Hai vị hoàng tử cũng cảm nhận được rằng lần này phụ thân triệu
kiến là sự việc quan hệ trọng đại, vội thỉnh giáo các thầy dạy của mình, làm
thế nào để dành được cảm tình lớn nhất của phụ thân. Sư phó của Dịch Hân
dặn dò: Nếu phụ thân hỏi những việc chính trị quân sự quan trọng, đã biết
thì phải nói, đã nói thì không hết. Sư phó của Dịch Chủ thì lại dặn tuỳ cơ
hành động, nói: “Về kiến thức trị quốc hoàng tử không bằng Dịch Hân,
muốn được phụ hoàng có cảm tình tốt thì chỉ có một biện pháp, nếu hoàng
thượng nói người già có bệnh thì không ở lâu tại đó, dù anh (Dịch Hân) có
phục xuống đất khóc”. Dịch Chủ làm đúng như lời thầy dặn, quả nhiên Đạo
Quang vô cùng phấn khởi, cho là Dịch Chủ trung hậu hiếu thuận, quyết
định truyền ngôi cho Dịch Chủ. Truyền thuyết này chưa chắc đã thật nhưng
có thể cho thấy tài năng chính trị của Dịch Hân rất được thượng tầng giai
cấp thống trị Mãn Thanh tán thưởng, không ít người còn ngầm tiếc cho Đạo
Quang không chọn đúng Dịch Hân làm người kế vị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.