Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
Mưu Trí Thời Tần Hán
Dịch giả: Ông Văn Tùng
Chương 89
Trực Giác Phi Phàm
Cuối thời Đông Hán, có một học giả nổi tiếng tên là Thái Ung. Một lần ông
tình cờ thấy có một người đốt một tấm gỗ trấu để nấu cơm. Từ trong tiếng
lửa cháy phát ra một thứ âm thanh tuyệt hảo. Thế là ông xin mua lại miếng
gỗ ấy đem về chế tác thành một cây đàn. Quả nhiên khi gảy, tiếng đàn nghe
thật du dương, phi phàm. Chỉ có điều là trên đàn còn lưu lại vết cháy.
Người đời vì thế gọi cây đàn là "đàn cháy đuôi".
Đôi tai thẩm âm của Thái Ung thật đặc biệt, có một không hai. Một lần
hàng xóm mở tiệc rượu mời ông sang. Khi tiệc đã vào cuộc thì ông mới tới.
Khách khứa đã uống ngà say, có một vị khách ngồi sau bức bình phong gảy
đàn. Thái Ung lặng lẽ đến gần lắng nghe, càng nghe càng thấy dở, ông buột
miệng: "Làm sao mà trong tiếng đàn lại ẩn chứa sát khí", thế là ông lập tức
rời buổi tiệc về nhà. Chủ nhân thấy vậy vội sai đầy tớ đi hỏi nguyên do,
người đầy tớ này cũng không hỏi rõ được đành trả lời: "Thái Ung vừa tới
cổng đã vội quay về rồi". Ở trong vùng, Thái Ung là người có uy tín, nổi
tiếng, việc ông bỏ về khiến cho chủ nhà thấy bẽ mặt. Thế là ông ta vội đuổi
theo hỏi cho bằng được nguyên cớ. Lúc đó Thái Ung mới kể lại chuyện
tiếng đàn có sát khí. Mọi người liền hỏi người khách đánh đàn, anh ta bèn
kể lại, thì ra trong lúc đánh đàn anh trông thấy một con bọ ngựa đang đuổi
theo một con ve, cơ hồ như sắp nuốt chửng con ve, mải theo dõi nên anh ta
không biết tiếng đàn của mình cũng bị thay đổi theo. Mọi người nghe xong
câu chuyện càng thán phục trực giác và đôi tai tài tình của Thái Ung. Cái
tài này nhất định là phải được rèn luyện trong một thời gian dài và đương
nhiên cũng có một phần do thiên phú. Trên thương trường ngày nay, trực
giác, dự đoán cũng được đánh giá có vai trò quan trọng, có được trực giác
chính xác, nhạy bén có thể từ việc nhỏ mà suy ra được việc lớn.
Thạc sĩ Hamo là một bậc kỳ tài như vậy. Nhờ trực giác mà nhiều lần ông