TRẬN PHỤC KÍCH
T
hực ra, Ê-rát-mô bị thương nặng hơn điều các bạn tưởng tượng. Ông
nội của Ra-un là một thầy thuốc nổi tiếng về bó xương, ông cụ đã dùng
băng vải băng chân cho Ê-rát-mô. Cụ còn cẩn thận nẹp mấy thanh gỗ nhỏ
xung quanh để cố định phần xương bị gãy. Ông già Ga-dê-gô đã nói với Ê-
rát-mô, giọng chậm rãi và rành mạch:
- Cháu sẽ không được đi trong hai tháng rưỡi. Nếu không thì cháu sẽ
què hơn cả con ngựa cái què của ba cháu!
Ê-rát-mô không dám cãi lại ông cụ. Cả cái xóm hẻo lánh này kính
trọng cụ Pê-pê. Không một gia đình nào ở đây là không chịu ơn cụ, không
một gia đình nào là không phiền hà ông cụ già vui tính và đôn hậu này. Cụ
thường xuyên và sẵn sàng giúp mọi người không kể việc nhỏ, việc lớn. Còn
một điều quan trọng hơn: tất cả trẻ em ở cái xóm hẻo lánh này đều học viết,
học đọc nhờ ba quyển sách của cụ. Cụ Pê-pê quý ba quyển sách này lắm,
coi nó như ba kho vàng. Thật là tuyệt vời, bởi vì trong thời đại ấy có rất ít
nông dân biết chữ như cụ Pê-pê.
Tuần lễ đầu tiên, các trẻ em cứ vây lấy Ê-rát-mô đòi kể đi kể lại nhiều
lần cho chúng nghe cái cuộc thám hiểm trong đường hầm lầy thụt. Các em
còn tò mò hỏi làm sao bạn ấy cùng với các anh em mình đã ra khỏi đường
hầm lầy thụt trong khi chân bị gãy và hang tối mò mò. Các em nhỏ tuổi
nhất cứ há hốc miệng ra mà nghe. Hơn thế nữa, các em còn mơ rằng, một
ngày kia các em rồi cũng gãy một chân trong hoàn cảnh đầy cảm động của
những cuộc thám hiểm. Về phần mình, Ê-rát-mô đã hứng chí trước những
thích thú của các em nhỏ nên ngày càng thêm thắt vào câu chuyện của
mình những tai nạn mới, những nguy hiểm mới...
Buổi chiều một ngày chủ nhật nọ, Ê-rát-mô phải kể chuyện cho các
em nhỏ nghe trong khi có mặt các anh em mình. Kết thúc câu chuyện, Ê-