Đạo Hạnh báo xong thù rồi, từ bấy giờ tan hết oán cũ, sạch nhẵn lòng trần, mới đi chơi khắp nơi rừng núi, hỏi tìm ấn chứng. Nghe có
Kiều Tri Huyền tinh thông đạo phép, đến hầu tận nơi, hỏi thế nào là chân tâm.
Có câu kệ rằng:
Lâu nay vẫn đám hồng trần,
Vàng còn chẳng biết, biết chân tâm nào!
Xin cho chỏ bảo làm sao?
Cho tìm thấy rõ k ẻo nao lòng người.
Kiều Tri Huyền cũng đọc một câu kệ đáp lại rằng:
Năm âm bi quyết là vàng,
Trông ra đầy mắt rõ ràng thuyền tâm.
Bồ đề đạo phật u thâm,
Muốn tìm tới đó muôn tầm chẳng xa!
Đạo Hạnh thấy câu kệ như vậy, chưa hiểu ý tứ ra làm sao, mới đến hỏi ông Pháp Phạm Sùng Vân rằng:
- Thưa ông thế nào gọi là chân tâm?
Sùng Vân nói:
- Cái gì chẳng phải là chân tâm?
Đạo Hạnh bấy giờ mới tỉnh ra, lạy từ ông ấy rồi trở về. Tự bấy giờ pháp lực lại càng tấn tới, nội là rắn độc trong núi, hùm dữ trên rừng,
cũng có phép sai khiến được cả.
Có một thầy tăng nói rằng:
- Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, đó là phật tâm.
Đạo Hạnh đọc câu kệ rằng:
Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng k hông.
Thử xem bóng nguyệt dòng sông.
Ai hay k hông có, có k hông là gì?
Bấy giờ, vua Lý Nhân Tôn chưa có con, có người Thanh Hóa ra tâu rằng:
- Ở ngoài bãi bể, có đứa con giai lên 3 tuổi, tự xưng là Hoàng tử, gọi là Giác Hoàng. Nhà vua có những sự gì, y cũng biết cả.