NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 102

là một người phụ nữ có nụ cười bí hiểm như Mona Lisa, với khuôn mặt đài các
mà chúng ta đã thấy in trên con tem năm 50-52 được phát hành tại Việt Nam
(vùng chiếm đóng của quân đội Pháp). Chân dung bà Nam Phương Hoàng hậu
bận quốc phục, đầu quấn khăn vàng, quả xứng đáng là “đệ nhất phu nhân”. Nhìn
gương mặt bà mà không kiêu, hiền mà không tầm thường, dễ dãi. Nụ cười mỉm
kín đáo nhưng không quá e lệ. Đôi mắt nhỏ mà tinh anh. Chiếc cổ tròn thon và
cao hợp với khuôn mặt.
Nếu chúng ta so sánh bà Nam Phương với những vị đệ nhất phu nhân trên thế
giới, như Hoàng hậu xứ Monaca, Jackie Kennedy, phu nhân Tổng thống Juelde
Marcos (Phi Luật Tân)… thì chắc chắn bà Nam Phương phải được chấm giải
nhất. Nhất không phải vì sắc đẹp, mà nhất về tư cách, đạo đức và cách sống của
bà từ ngày trở thành Hoàng hậu cho tới ngày tạ thế. Nếu có người chê trách Bảo
Đại là “Ông vua giang hồ”… thì trai lại không thấy ai chê trách hay than phiền
về bà Nam Phương.
Ngoài đời theo lệ người ta thích được đánh giá tên tuổi, nên nếu ai có số lấy
được người quyền cao chức trọng là nhất rồi, hơn nữa lại được làm vợ vua thì
không cứ danh vị tột đỉnh mà ai cũng nghĩ là có nhiều tiền bạc châu báu. Nhưng
với bà Nam Phương thì có nhiều người lại nói: Bảo Đại có diễm phúc mới lấy
được bà M.Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương), vì bà xứng đáng là một “mẫu
nghi” cuối cùng của Triều Nguyễn.
Những năm đầu, người ta thấy Bảo Đại và Nam Phương sống thật hạnh phúc.
Những ngày nghỉ lễ nhà vua thường đích thân lái xe hơi đưa bà Nam Phương đi
đây đi đó, lúc thì đi tắm biển, lúc đi nghỉ mát.
Ngoài việc phá lệ tấn phong danh hiệu Hoàng hậu cho Nam Phương và ra chỉ dụ
đặc biệt cho phép bà bận sắc phục màu vàng, màu mà trước đây chỉ có vua mới
được phép dùng, sau ngày cưới Bảo Đại còn cho thợ đúc đồng đúc tượng Nam
Phương để giữ lại vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của bà. Bức tượng bà Nam Phương
bán thân nặng 4,8kg, cao 30cm, ngang 22cm, đầu vấn khăn nhìn nghiêng về bên
phải. Bức tượng nghe đâu hiện nay đang lưu lạc ở Kiên Giang.
Và theo hồi ký của cụ Phạm Văn Bính, một thời đã làm bí thư cho Bảo Đại, cụ
Bính đã kể lại: Trong đời bà Nam phương có hai kỷ niệm khó quên là ngày bà
xuất hiện trước công chúng ở ngoài Bắc Việt khi ra khánh thành hội chợ tại Hà
Nội và những ngày bà kẹt ở Huế năm 1945.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.