Lúc còn bé, Lịnh bà ham đọc sách, thông hiểu kinh sử, có tính hiền đức và có
nết hạnh. Mẹ của Lịnh bà bổn tính ham văn học, thường khi biểu người người ta
đọc Huấn nữ và Nhị thập tứ hiếu, nghe lấy làm vui. Mẹ của Lịnh bà muốn Lịnh
bà đọc sách, những phép dạy trong nhà cửa cha rất nghiêm: con cái thì học nữ
công và coi sóc công việc trong nhà. Còn chữ nghĩa thì học cho biết mà thôi.
Lịnh bà được các anh chị dạy chữ nghĩa chút đỉnh, song chưa hiểu văn lý mạch
lạc.
Năm Lịnh bà lên 12 tuổi, thân mẫu bị bệnh thích nằm một mình, gia nhân không
đặng thân cận hầu hạ. Lịnh bà ngày đêm săn sóc cơm thuốc không bao giờ lìa
xa.
Khi thân mẫu mất, Lịnh bà ngày đêm kêu khóc không dứt, giữ việc tang chế ốm
gầy người như kẻ thành nhân. Người xa kẻ gần nghe như thế đều khen ngợi và
lấy làm lạ.
Năm Minh Mạng thứ 4 ( 1823 ) thân phụ của Lịnh bà thất lộc tại kinh đô.
Thuyền chở quan cửu về Gia Định, đi vừa tới ngoài cửa Cần Giờ bị một trận gió
lớn, gẫy lái. Đà công và thủy thủ kinh hãi chỉ đợi chìm mà chịu chết. Gió lớn
sóng to, thuyền nghiêng qua lắc lại. Và như có vật gì rất lớn lao nâng đỡ ở đáy
lườn, lần dần đưa vào tới cửa. Có lẽ là cá voi đã hỗ trợ linh cữu Phạm Đăng
Hưng được yên ổn về đến quê nhà.
Năm 14 tuổi, Lịnh bà được Thuận Thiên Cao Hoàng hậu nghe tiếng hiền đức,
được tuyển vào cung cho hầu Hoàng trưởng tử Miên Tông ( Thiệu Trị sau này ).
Lúc ấy bà Lịnh phi, con gái quan Kinh môn quận công Nguyễn Văn Nhân cũng
đồng thời được tuyển vào cung. Lịnh phi vì tước của cha lớn hơn được ngôi thứ
cao hơn Lịnh bà.
Một hôm Thánh tổ Nhân hoàng đế ( vua Minh Mạng ) ban cho Lịnh phi và Lịnh
bà mỗi người một cái ao bâu dệt bằng kim hoa sa. Đến lúc bái từ, hai bà lại