Đại thì được chuyển sang một chiếm hạm nhỏ có tên là Dumont d’Urville,
nhưng trên chiến hạm này đã được trang hoàng đầy đủ một “phòng khách sang
trọng” để dành cho nhà vua nghỉ trong một tuần lễ từ Vũng Tàu ra Tourane ( Đà
Nẵng ).
Khi chiến hạm Dumont d’Urville cập bến Tourane thì người Pháp đã bắn 21
phát súng đại bác để nghênh chào Hoàng đế nước Việt hồi loan. Còn trên bờ,
bến cảng Touranne thì đầy đủ các quan ta, quan Pháp, ông Tây bà đầm. Sau đó,
Hoàng đế Bảo Đại lên xe hơi cùng đoàn tùy tùng các quan trong triều đi đón
cũng từ Đà Nẵng trở ra Kinh đô Huế, nơi có bà Từ Cung, thân mẫu của Hoàng
đế đang ở đó.
Còn theo Hồi ký của Bảo Đại thì cuộc hội ngộ đầu tiên giữa Bảo Đại và Nguyễn
Hữu Thị Lan diễn ra ở Đà Lạt.
Sau thời gian ở Huế thăm thân mẫu và các quan trong triều từ cụ Đại thần Tôn
Thất Hân đến cụ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài. Hoàng đế Bảo Đại được Khâm
sứ Pháp ngỏ ý mời Bảo Đại vào Đà Lạt để nghỉ mát ít tuần.
Ngày mà Bảo Đại vào Đà Lạt nghỉ là mùa hè năm 1933 và theo sự chỉ thị của
toàn quyền Pháp là Pasquier ra lệnh cho viên Đốc lý ( thị trưởng ) Đà Lạt là
Darles tổ chức một buổi dạ tiệc tại Tòa Đốc lý ( nhưng có tư liệu lại ghi là Hotal
Palace - khách sạn Lang Bian ). Sau này, những ngày cuối đời cựu hoàng Bảo
Đại có nhắc đến chuyện tham dự buổi dạ tiệc tại Tòa Đốc lý như sau: “Sau lần
hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình.
Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Convent des Oiseaux
một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc.
Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do
vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên
đế của tôi cũng thường hướng về những người đàn bà miền Nam.”
“Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ
miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền