Đến sáng ngày 27 – 8, ông Phạm Khắc Hòe vẫn đến văn phòng làm việc như
thương lệ. Nhưng độ mươi phút sau thì có người thị vệ của bà Nam Phương khệ
nệ bê cái khay có phủ tấm vải vàng và để chiếc mũ Cửu Phượng của bà trên đó,
chiếc mũ này có đính 9 con Phượng bằng vàng ròng. Chiếc khay đặt trước mặt
ông Phạm Khắc Hòe và người thị vệ thưa:
-Dạ bẩm, Ngài Hoàng ban đưa mũ Cửu Phượng “trả” lại cho cụ.
Ông Hòe ngơ ngác hỏi:
-Sao lại “Trả” cho tôi, ông đưa về tâu với Ngài rằng tôi không dám nhận và xin
phép Ngài cho tôi qua chầu để nói rõ lý do.
Độ hai mươi phút sau, bà Nam Phương tiếp ông Hòe ở điện Kiến Trung. Và bà
hỏi:
-Tại sao tôi cho người đưa cái mũ Cửu Phượng qua trả mà ông lại không nhận?
Ông Hòe thưa lại:
-Tâu, chúng tôi không dám nhận, vì đó không phải là của ngự tiền văn phòng,
và hơn nữa cũng không phải là của riêng chúng tôi. Theo thiển ý chúng tôi, thì
từ nay, trừ những cái thật sự là của riêng Ngài, của Hoàng đế, của Đức Từ và
các quan chức nhân viên thường trú trong đại nội, tất cả mọi thứ trong hoàng
thành này từ cung điện, nhà cửa, ngọc ngà, châu báu, kiệu, xe, tán, lọng, áo
xiêm, hài cho đến bàn ghế, giường tủ, hồ sơ, sách báo, dụng cụ văn phòng, dụng
cụ nhà bếp … đều là của chính quyền nhân dân, phải được kiểm kê đối chiếu sổ
sách và bàn giao lại đầy đủ cho các nhà chức trách mới … Vậy, cho nên đối với
tất cả những tài sản, những vật dụng ở điện Kiến Trung mà không phải của riêng
Hoàng gia, xin đề nghị Ngài ra lệnh cho người chầu hầu phải xếp đặt lại mọi thứ
đúng theo chỗ của nó, chớ không nên mang đi nới khác, lỡ ra mất phải truy cứu
trách nhiệm thì phiền lắm.
Cuộc nói chuyện giữa bà Nam Phương với ông Phạm Khắc Hòe đang diễn ra thì
Bảo Đại ở trong đi ra. Nhìn thấy Bảo Đại xuất hiện ông Hòe vội đứng dậy,
nhưng Bảo Đại vẫy tay bảo ông Hòe cứ ngồi, rồi Bảo Đại cùng ngồi bên cạnh bà
Nam Phương, bảo bà cứ tiếp tục câu chuyện. Bà Nam Phương nhìn ông Hòa và
nói:
-Qua những lời ông nói, tôi càng thêm trách ông.
Ông Hòe thưa: