Trước khi xuất gia, Đạt Ma là một hiệp sĩ, con trai của Quốc Vương Sư
Gan Đà.
Trần Nguyên Hãn, suốt đời ham mê võ nghệ, binh pháp, tò mò nói :
- Xin Đại sư cho được nghe từ đầu ?
- Bần tăng quên đi mất rằng Trần thí chủ và Nguyễn thí chủ đều là dòng dõi
của Thượng phụ Thượng quốc công Đại Vương gia Hưng Đạo, môn Sát Na
Vô Lượng Thần Công của Trần tộc cũng bắt nguồn từ đó mà ra cả ! Bần
tăng đã được chứng kiến những buổi biểu diễn của các cao thủ Phakia, như
đi trên lửa, nằm trên đinh, chôn dưới đất. không ăn uống hằng tuần lễ vẫn
sống. Bần tăng còn được xem nhiều cuộc biểu diễn có liên hệ đến các môn
công phu võ thuật thượng thừa. Bần tăng quen biết một vị đạo sĩ có bắp thịt
rắn chắc đến gươm đao không phạm được, hoặc bàn tay nắm cục sắt nung
đỏ mà không bị tác hại, hoặc dùng ngực đỡ ngược sức voi, hoặc ngồi kiết
già lơ lững trên không với một bàn tay nắm nhẹ vào sợi dây buộc giữa hai
cây sào. Kinh sách Phật gia đã ghi lại rằng Đức Thích Ca lên tiếng quở
trách một đệ tử là chỉ lo làm những chuyện nhảm nhí vì ông đã biểu diễn
cho Ngài xem khả năng đi trên nước, và như vậy, điều ấy rất gần với các
môn công phu Thủy Thượng Phiêu; Bích Hổ Du Tường của Trung Thổ?
Đoàn Chính Tâm hỏi :
- Tất cả mọi công phu đó gọi là gì vậy, và do ai sáng chế?
Đại sư đáp:
- Tên môn thần còng này được gọi là Dư Hạ Thần công (YOGA), tiếng
Phản có nghĩa là sự liên kết tập trung khí lực, do vị thiền sư Tăng Đà Gia
Lý sống cách đây 1600 năm và tuổi thọ của ông ta khoảng bốn, năm trăm
năm, chỉ nghe thế chứ không ai biết rõ được. ông là tác giả của bộ chân
kinh có tên là Dư Hạ U Già (Yogas Ustra).
- Chả lẽ môn môn thần công tuyệt đại ấy chỉ là sự luyện khí thôi sao.
Trần Nguyên Hãn thắc mắc:
- Đúng vậy, sự Thiền định (Yoga) nhằm đưa con người tới thẳng Đại định
và Thần lực bằng con đường tập trung, liên kết cao độ giữa các mặt tinh
thần, ý thức và cảm xúc để đạt đến khả năng kiểm soát tất cả, nói gọn lại là
sự tự làm chủ được cả Tinh, Khí, Thần đến mức độ ta gọi là Tam Hoa Tụ