NAM THIÊN NHẤT TUYỆT KIẾM - Trang 298

rơi xuống; chàng nằm sấp xuống dọc theo. thanh xà, đưa mắt nhìn sang kệ
sách, và, đôi mắt chàng bỗng sáng lên, chú ý nhìn phía trên kệ sách. Kê sát
tường, là một chiếc tủ nhỏ, mà nếu vô tình không để ý, đứng dưới đất, hoặc
dù có trèo lên cao cũng không thấy được. Trên cánh tủ sơn son, bốn chữ
vàng lộng lẫy: "Thái Tổ Di Vật", Nguyên Huân với tay, vừa đủ chạm cánh
tủ, cánh tủ không khóa, theo bàn tay chàng, mở ra, cùng lúc chàng nghĩ
thầm: "Di vật của Thái Tổ tại sao lại để tại chốn này, đáng lẽ phải để nơi
điện thờ mới phải !"
Chàng có biết đâu rằng, khi mới dời đô, Thành Tổ không muốn bất cứ ai,
bất cứ vị Thân Vương nào nhìn thấy những di vật này, vì có những điều bất
tiện, mà từ khi lên ngôi, chính vì quá khứ của Thái Tổ, Thành Tổ đã mang
mặc cảm, cái mặc cảm khó chịu nhất của con người là mặc cảm tự ti. Khi
vua Thái Tổ băng hà, lập Hoàng tôn là Kiến Văn, con của trưởng Thái tử
Chu Nguyên Tiêu đã chết. Kiến Văn ham thích văn chương, cho rằng
nguồn gốc xuất thân của Thái Tổ là một điều đáng quý trọng, vì từ đó, đã
nói lên được rằng có phúc trạch rất lớn. Từ trong cửa Phật bước ra là gồm
thâu thiên hạ, đó chẳng phải là mệnh trời sao, nên gom góp những di vật
của Thái Tổ, cất giữ trong điện thờ. Đến khi Thành Tổ cướp ngôi của cháu.
Thành Tổ vốn là con thứ của Thái Tổ, không ưa văn học, chỉ thích võ công,
vì vậy, tuy không dám hủy di vật của cha, nhưng chẳng muốn một ai biết
tới, mới đem cất dấu ở Ngự Thư phòng.
Nguyên Huân thấy trong đó: Một bộ áo cà sa đã cũ, một đôi dép bằng da
trâu, một chuỗi hạt bồ đề, một chiếc mũ ni bằng len màu nâu đã rách tổ
chở, và trong số di vật ít ỏi kia, một cuốn sách, một cuốn sách khá dày, bìa
bằng loại da mềm, màu đen.
Mở vào trong, giấy sách đã ố vàng, nhưng chữ còn đọc rõ. Trang đầu ghi
bốn chữ: " Vũ .. . Di Thư , chữ thứ hai đã bị mối gậm nhấm, nhưng Nguyên
Huân nhận ra ngay, đó là cuốn Vũ Mục Di Thư của Nhạc Phi, một báu vật
truyền đời của Nga Mi phái mà mấy chục năm nay Tâm Hư sư thái đã tốn
bao nhiêu công phu tìm kiếm. Cuốn sách này trước đây Trương Vô Kỵ,
Giáo chủ Minh giáo trao cho Từ Đạt dùng để đánh đuổi quân Nguyên
Mông, khi đại sự đã thành, Thái Tổ êen ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.