Dư Tứ khóc nói :
Lão nhân gia ơi! Dư Tứ này chỉ có một tấm lòng thiết tha vì chủ, ba mươi
sáu năm nay đã gởi nó ở nơi này, lấy lại làm sao được! Chẳng lẽ Lão nhân
gia không còn tin Dư Tú này nữa hay sao?!
- Không đâu, ta không tin ở tấm tình Dư đệ thì còn biết tin vào ai?!
Nói xong ông nhắm mắt, Phu nhân đỡ ông nằm xuống. Đến cuối giờ Tuất,
ông mở mắt, không nói gì, lần lượt nhìn Phu nhân, các con và hai người
tâm phúc, lại nhìn rất lâu vào đôi mắt người vợ yêu dấu, mỉm cười, và qua
đời.
Đám tang của Đoàn đại hiệp diễn ra rất âm thầm và giản dị, không một
tiếng khóc; lời trối trăng của ông được tuân thủ trọn vẹn... Một tảng đá hình
chóp, cao hơn đầu người được Nguyên Huân chuyển đến để làm bia mộ,
chỉ không theo lời yêu cầu của ông, người một đời ôm niềm đau không
thực hiện nổi đại sự phục hồi cố quốc, chàng khắc trên đó hàng chữ: "Bát
Đại Danh gia- Đoàn Lục Hiệp Hoàng Tôn Đệ Ngũ Đại - Đại Lý Đoàn Triều
Chi Linh mộ", phía trên hàng chữ, Nguyên Huân vận Tiên Thiện Công ấn
mảnh ngọc Nguyệt Kiếm tín phù, huy hiệu của Bát Đại gia lún sâu vào đá
Vâng theo lời Đoàn Lục gia, không một ai kể cả Phu nhân được túc trực
bên mộ theo tập tục đương đại.
Ngày tháng trôi qua, những mầm cỏ non đã nhú lên phủ xanh ngôi mộ.
Đoàn phu nhân gương mặt bình thản, bà tiến hành việc cưới vợ cho Chu
Cẩm Đoan; mọi người trong gia đình gượng làm vui, đón Bạc Thụy Miên
về. Đó là một nữ lang thuộc dòng dõi quí tộc, xinh đẹp và hiền hậu. tuy bề
ngoài, đôi vợ chồng họ Chu theo tình chị em mà xưng hô với Đoàn phu
nhân như bà bắt buộc, nhưng bên trong họ vẫn giữ đúng lễ Chúa Tôi, cả với
vợ chồng Nguyên Huân và Hoài Nam.
Nguyên Huân và Chu Cẩm Đoan bắt tay xây dựng thêm mấy ngôi nhà, lấy
đá xây tường, bao bọc thành một dinh cơ.
Hoài Nam sống âm thầm như chiếc bóng quẩn quanh bên mẹ. Nàng cố
tránh mặt Nguyên Huân trừ những bữa cơm trong gia đình. Nguyên Huân
cũng giữ lễ trên, dưới của một gia đình; chàng cư xử với Hoài Nam như
một người em gái, ân cần, trìu mến, với một nét mặt bình yên...