người lính với số tuổi ba mươi này, vốn thường tự hào là tay giỏi võ trong
cơ đội, được đề bạt làm toán trưởng, trông coi mười Nghĩa binh dưới
quyền. Toán trưởng Phạm Hữu từ lâu vẫn thường nghe trong cơ đội xì xào
về Nguyên Huân, về những hành động cứu nguy đồng đội như quỷ mị của
chàng. Riêng Phạm Hữu thì vẫn không tin, vì theo nhận xét của họ Phạm,
khuôn mặt Nguyên Huân không tỏ lộ những nét đặc biệt của những người
có thân võ học thượng thừa, gò thái dương không nổi cao như những người
từng khổ luyện nội công, và đôi mắt, không long lanh ánh tinh quang, mà
chỉ là tia nhìn ấm áp bình thường. Tuy rằng chẳng tin, nhưng Phạm Hữu
vẫn băn khoăn khi nhớ lại trận phục kích nhỏ ở Đông Lũy.
Lần ấy, họ Phạm giao đấu chính với tên tùy tướng của giặc, võ công tên
này thuộc hàng cao thủ, Phạm hữu không sao địch lại. Giữa khi luống
cuống nguy nan, Đoàn Nam Thanh xuất hiện đột ngột, cứu nguy cho Phạm
Hữu với một ngọn trường thương trên tay. Họ Đoàn múa may quờ quạng,
nhưng địch thủ hầu như chẳng chạm được vào người. Rồi bỗng dưng chàng
té ngồi xuống đất trong lúc tên tiểu tướng kia lại đứng trơ ra như phỗng, bị
Phạm Hữu dùng thương đâm chết tết. Lúc ấy Phạm hữu vẫn cho là nhờ
may mắn, chứ chàng lính họ Đoàn kia, nếu cho là biết võ công thì cũng là
quá đáng.
Bây giờ, tình cờ cùng ngồi với nhau dưới gốc cây, Phạm Hữu nhìn đăm
đăm Nguyên Huân một chốc, đoạn thân mật hỏi:
- Này, chú họ Đoàn, quê chú ở đâu?
- Tiểu đệ quê ở Xương Giang.
- Ta nghe trong cơ đội đồn với nhau là chú có phép phân thân phải không?
- Phép phân thân nghĩa là làm sao?
- Là có thể chia mình ra ở ba, bơn chỗ khác nhau cùng một lúc!
- Phạm đại ca tin như vậy à?
- Thì ta cũng nghe anh em nói vậy!
- Ai nói với đại ca thế?
- Anh em Nguyễn Giai, Nguyễn Tất. Anh em họ thuật lại cho ta nghe lần
chú đã cứu cả hai gần như cùng lúc, trong khi ngộ hiểm ở hai nơi trong
cùng một trận đánh..