hoảng đâm bổ vào phòng.
- Đại tá Cun đâu?
- Tôi đã ra lệnh không được cho ai vào phòng Đại tá trưóc khi ông tới.
- Nhưng thế này là nghĩa lý làm sao?
Mãi đến chiều tối khi một chiễc máy bay từ Béc-lanh hạ cánh xuống
Cát-sten La Phông thì mới rõ hết cơ sự. Tên đặc phái viên của Him-le mang
tới đây lệnh bắt E-véc và Cun. Hắn lĩnh trách nhiệm áp giải hai tội nhân về
Tổng hành dinh.
Trung tướng sư đoàn trưởng E-véc và đại tá tham mưu trưởng Cun bị tố
cáo về tội đã tham gia vào âm mưu chống đối và ám sát quốc trưởng.
Sự bất mãn với quốc trưởng sinh ra sau trận đại bại trên bờ sông Vôn-
ga và ngày càng bành trướng theo những thất bại liên tiếp của quân đội Đức
bây giờ đã dẫn đến cuộc mưu phản thực sự.
Bọn chủ mưu dự định trừ khử Hít-le và đưa một nhân vật thân Anh, Mỹ
lên thay thế để ký hòa ước riêng với hai nước này làm cho nước Đức rảnh
tay tiến hành chiến tranh ở mặt trận phía Đông.
Ngày 6 tháng 6 liên quân Anh, Mỹ đã đổ bộ lên bờ biển Măng-sơ và mở mặt
trận thứ hai. Tình thế ấy bắt buộc bọn mưu phản phải dùng biện pháp quyết
liệt hơn. Ngày 20 tháng 7 năm 1944 chúng đã tổ chức cuộc ám sát Hít-le.
Mặc dầu bom đã nổ đúng giờ và đúng chỗ dự định nhưng chỉ khiến
quốc trưởng khiếp đảm mà thôi. Những tên cầm đầu đã bị lộ mặt nạ ngay lập
tức và bây giờ Him-le đang lồng lộn ra lệnh cấp tốc bắt hết bọn đồng đảng
kể cả các tướng lĩnh cao cấp ở bộ thống soái tối cao. Trong bản danh sách
gần hai ngàn tội phạm quốc gia có cả tên họ trung tướng E-véc lẫn đại tá