17
(Moss) Thật không may là đồng nghiệp của tôi lại không cởi mở lắm về chuyện này. Có
cái thú vị là tôi đang nghe một người nói về rào cản tâm lý (psychological barrier). Hàng
ngày mỗi người phải đối mặt với đủ thứ chuyện trên đời, mà cuộc sống thì đủ thứ khó khăn
rồi! Nên không cần phải nghĩ tới chuyện kiểu như là "những thứ mình đã được dạy mấy
chục năm nay có vẻ như không còn đúng nữa! Giờ mình phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận
chuyện này trong suốt quãng đời trước đó!"
Tôi nghĩ rất nhiều đồng nghiệp của tôi có tâm rất tốt, họ rất quan tâm tới bệnh nhân, họ
muốn làm điều đúng! Họ chỉ không muốn chuốc thêm phiền phức! Kiểu như là "mình đã
giới thiệu vaccine này nọ cho bệnh nhân và gia đình họ trong hàng chục năm trời! Vậy mà
bây giờ mình mới nhận ra điều mình đã làm có vẻ không hoàn toàn đúng!" Đó chính là
mâu thuẫn trong nhận thức! Đây là điều rất khó khăn để chấp nhận!
Tôi nghĩ là có một số người sẽ không thay đổi mấy, đặc biệt bởi vì để thay đổi như chị và
tôi đã bàn, họ sẽ phải đào sâu xuống dưới bề mặt, họ phải xác định dữ liệu để tìm ra sự
thực về chuyện có những mối nguy hiểm nghiêm trọng liên quan tới tiêm vaccine!
(Tommey) Chắc ông biết là rất nhiều người đang "thả tim" tới ông, họ biết ơn ông rất nhiều
vì ông đã tham dự buổi phỏng vấn này! À! Nếu ông bị mất việc, xin vui lòng cho chúng tôi
biết, chúng tôi rất mong ông sẽ viết một quyển sách! Chúng tôi mong ông sẽ làm diễn giả
tại mọi hội nghị của chúng tôi! Thực tế là chúng tôi đang lập nên một ủy ban cho những
người bị tự kỷ, một ủy ban tên "Vaxxed" vào tháng năm tới. Nếu ông rảnh rất mong ông sẽ
tham gia nhé?
(Moss) Cái đó còn tùy chị ạ! Hiện thì tôi có rất nhiều chương trình nói chuyện dự kiến cho
tháng năm tới! Nhưng cũng có thể chương trình sẽ thay đổi. (Cười)
(Tommey)...Chúng tôi biết ơn ông rất rất nhiều! Ông đã biết ông có ý nghĩa lớn với chúng
tôi như thế nào! Với nhiều phụ huynh, nhiều gia đình có trẻ bị tự kỷ thì buổi nói chuyện
của ông hôm nay là một chút công lý dành cho họ! Điều này rất ý nghĩa bởi chúng ta
không bao giờ muốn thêm bất cứ ai phải chịu đau khổ nữa!
Tôi đã nói chuyện với người vợ ông về trường hợp cậu bé hàng xóm.
(Moss) Vâng! Cậu bé đó là một trường hợp bị tự kỷ nặng!
(Tommey) Tôi có biết đó là một bé trai sáu tuổi...Ông sống ngay gần đó mà!...Chúng tôi
cảm ơn ông rất rất nhiều...Mà ông nói lên chuyện này còn vì tương lai các cháu nội ngoại
của ông, vì thế hệ kế tiếp phải không ạ?
(Moss) Đúng vậy chị!
...
(Tommey) Thưa giáo sư, ông có muốn nói thêm điều gì không ạ?