Khi mọi người xem bộ phim ngắn này và được yêu cầu mô tả những gì
họ thấy, bạn có thể mong đợi rằng họ mô tả những hình khối đơn giản di
chuyển xung quanh. Xét cho cùng, đó chỉ là một vòng tròn và hai hình tam
giác thay đổi tọa độ.
Nhưng đó không phải là những gì người xem đã ghi nhận. Họ mô tả một
câu chuyện tình yêu, một cuộc chiến, một cuộc đuổi bắt, một chiến thắng.
Heider và Simmel sử dụng hình ảnh động này để chứng minh chúng ta dễ
dàng nhận ra ý niệm xã hội xung quanh chúng ta như thế nào. Việc hình
khối di động đã đập vào mắt chúng ta, nhưng chúng ta nhìn thấy ý nghĩa,
động cơ và cảm xúc, tất cả dưới dạng một câu chuyện xã hội. Chúng ta
không thể ngăn được việc bị ấn tượng mạnh từ câu chuyện. Từ xa xưa, con
người đã quan sát các chuyến bay của loài chim, sự chuyển động của các
ngôi sao, sự đung đưa của cây cối, và sáng tạo ra những câu chuyện về
chúng, diễn giải chúng như những ý niệm.
Kiểu kể chuyện này không đơn thuần chỉ là một lối ám chỉ; đó còn là
một đầu mối quan trọng để nhìn vào hệ thống thần kinh. Nó phơi bày cấp
độ mà bộ não của chúng ta được lấp đầy tương tác xã hội. Rốt cuộc, sự
sống còn của chúng ta phụ thuộc vào việc đánh giá nhanh ai là bạn và ai là
thù. Chúng ta định hướng thế giới xã hội bằng cách đánh giá ý định của
người khác. Cô ấy có cố gắng giúp đỡ không? Tôi có cần phải lo lắng về
anh ấy không? Có phải họ đang tìm kiếm những lợi ích tốt nhất từ tôi?
Não của chúng ta thường xuyên đưa ra các phán đoán xã hội. Nhưng liệu
chúng ta học được kỹ năng này từ trải nghiệm cuộc sống, hay chúng ta có
nó từ khi sinh ra? Để làm rõ điều này, ta có thể nghiên cứu xem liệu trẻ nhỏ
đã có điều này chưa. Lặp lại một thí nghiệm của các nhà tâm lý học Kiley
Hamlin, Karen Wynn, và Paul Bloom tại Đại học Yale, tôi đã mời một số trẻ
nhỏ, lần lượt từng em, đến một buổi biểu diễn múa rối.