là bạn? Không hoàn toàn. Bản sao tâm trí này có tất cả ký ức của bạn và tin rằng đó
là bạn, ở đó trong cơ thể bạn, bên ngoài chiếc máy tính. Phần kỳ lạ là đây: nếu bạn
chết và chúng ta bật mô phỏng một giây ngay sau đó, nó sẽ là một sự dịch chuyển.
Sẽ không khác gì trong phim Star Trek (Du hành giữa các vì sao), khi một người bị
chiếu tia dịch chuyển, ngay tức khắc một phiên bản mới của người đó được khôi
phục lại ở chỗ khác. Việc sao chép tâm trí vào máy tính có thể không khác những gì
xảy ra với bạn mỗi tối khi bạn đi ngủ: bạn cảm thấy một chút cái chết của ý thức, và
người thức giấc trên gối của bạn vào sáng hôm sau kế thừa tất cả những ký ức của
bạn, và tin ràng cô ấy hay anh ấy là bạn.
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI MÔ
PHỎNG?
Có lẽ những gì bạn muốn chọn cho sự mô phỏng của mình là một cái gì đó
rất giống với cuộc sống hiện tại của bạn trên Trái đất, và suy nghĩ đơn giản
đó đã khiến nhiều nhà triết học tự hỏi liệu chúng ta có đang sống trong một
thế giới mô phỏng hay không. Mặc dù ý tưởng đó có vẻ hão huyền, chúng ta
đã biết bản thân có thể bị lừa dối dễ dàng như thế nào để chấp nhận thực tại
của chúng ta: mỗi đêm chúng ta ngủ thiếp đi và có những giấc mơ kỳ quái —
và trong khi hiện hữu ở đó chúng ta hoàn toàn tin vào những gì diễn ra trước
mắt mình.
Câu hỏi về thực tại của chúng ta không phải là mới. Hai ngàn ba trăm năm
trước đây, Trang Tử đã mơ thấy mình hóa thành bướm. Sau khi thức dậy, ông
đã suy tư về câu hỏi: làm thế nào tôi có thể biết tôi là Trang Tử đang mơ hóa
thành bướm - hay ngược lại, tôi là một con bướm đang mơ mình là một người
tên Trang Tử?
Triết gia người Pháp René Descartes đã vật lộn với một phiên bản khác của
cùng vấn đề này. Ông tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể biết được những gì
chúng ta trải nghiệm là thực tại thật sự. Để làm cho vấn đề rõ ràng, ông đã ấp
ủ một thử nghiệm tưởng tượng: làm thế nào để tôi biết tôi không phải là một
bộ não trong một cái chum? Có lẽ ai đó đang kích thích bộ não đó đúng cách