NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 211

Ngày hôm sau là Chánh tế, và đến buổi chiêu là lễ Tiễn Thần, kiệu Thiên
Y A Na Thánh Mẫu cùng hai vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh
Mẫu lại được long trọng rước từ đình làng Hải Cát về Huệ Nam Điện
cũng như đám rước nghênh thần tối hôm trước.

Vẫn các trinh nữ khiêng kiệu của Thượng Thiên Thánh Mẫu, và cũng lại
các bà các cô chia nhau mọi phần việc như hôm trước.

Đám rước đi bộ từ đình đến bờ sông, rồi lại được chuyển xuống các bằng
trên sông Hương. Đoàn bằng lại khởi hành trở về với cờ quạt uy nghi,
trống và âm nhạc trên các bằng. Lại có những cuộc hầu bóng cho tới khi
đoàn bằng ghé bến trước Huệ Nam Điện.

[1] Theo L.CADIÈRE trong Croyances et Pratiques religieuses des
Annamites dans les environs de Hué. B.E.F.O. tome XVIII, 407-1918.

Hội đình thần xã Long Phú với những nét chung về
hội hè đình đám Miền Nam

Nói chung ra từ Bắc chí Nam, nơi đâu trong việc cúng lễ dân chúng
thường cũng theo nghi thức cổ truyền mà chúng tôi đã có dịp trình bày
trong TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM khi nói về Đạo Thờ Thần. Việc sự
thần ở đâu cũng vậy, lấy sự cung kính làm đầu và để biểu dương sự cung
kính, tất nhiên phải dùng đến lễ nghi tuy trong lễ nghi có những điều
khác biệt nhỏ tùy từng địa phương.

Tại miền Nam, đình đám cũng không khác miền Bắc bao nhiêu, nếu có
khác là chỉ ở những trò bách hí miền Nam ít hơn hai miền Trung và Bắc,
còn sự lễ bái thường cũng thể hiện một cách tương tự. Qua mấy hội hè
đã trình bày, bạn đọc hẳn đã nhận thấy những điều dị biệt không đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Kiềm tác giả cuốn ''Tân Châu'', khi được soạn giả cho
biết ý định viết tập sách này, đã có nhã ý gởi tặng một tập tài liệu về
Đình đám tượng trưng miền Nam với rất nhiều chi tiết quý báu, nhất là
về hội hè tổ chức tại đình làng. Ông đã trình bày hội hè đình đám miền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.