NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 76

Tổ là Tổ chung của mọi tầng lớp dân tộc Việt Nam, đối với giới lao động
chân tay cũng như giới lao động trí thức. Thời thường giới cầm bút, các
nhà thơ, nhà văn, nhà báo, bao giờ cũng là giới đi tiên phong cùng với
anh chị em sinh viên trong những công tác đề cao tinh thần dân tộc, và
lòng yêu nước, mở con đường cho các giới khác theo sau.

Các nhà làm báo ở Hà Nội trong năm 1953 đã làm một việc vô cùng đẹp
đẽ và đầy ý nghĩa: làng báo xứ Bắc năm đó đã quyết định lấy ngày đại
đoàn kết của tất cả các ký giả khắp trong nước, ngày thiêng liêng để lớp
người cầm bút hướng về Tổ Hùng Vương.

Ban tổ chức của làng báo đã trình bày bài diễn văn đọc nhân ngày giỗ Tổ
năm Quý Tỵ (1953), lý do việc làm của mình:

Chúng tôi đã chọn ngày đó là đã cố tâm muốn được anh hồn tổ tiên của
nòi giống Lạc Hồng ấp ủ lên công việc của báo chí nâng đỡ phù hộ cho
báo chí ngày một phát triển và trở nên dụng cụ tranh đấu thiết thực nhất
của dân chúng trong Quốc gia và của Quốc gia trong thế giới.

Chúng tôi chọn ngày đó là muốn chiêm ngưỡng tiền nhân mà nhớ đến
tiền nhân là nhớ rằng bổn phận mình là ở bên cạnh dân chúng, và vun
đắp vào công việc chung làm cho quốc gia Việt Nam xứng đáng với
những trang sử oanh liệt của tiền nhân.

Trong năm Quý Tỵ (1953) cũng như năm sau Giáp Ngọ, báo chí đã nghỉ
ngày giỗ Tổ và cho xuất bản một số ĐẶC BIỆT HỢP NHẤT BÁO CHÍ.

Trong số báo đặc biệt này, ngoài phần tin tức có các bài khác viết rất
nhiều về ngày giỗ Tổ.

Trong số đặc biệt năm Giáp Ngọ, thi sĩ Xuân Tiên có một bài thơ rất cảm
động về ngày giỗ Tổ, sau đây là đoạn kết:

Đứng trước ngọn lửa thiêng rừng rực

Đỉnh trầm hương sực nức khói hương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.