Tuy ngày mồng 8, hàng tổng mới kiểm soát lại đoàn quân giặc, nhưng
thực sự cuộc diễn trận đã được sửa soạn từ ngày mồng 6, 28 tướng giặc
với 28 cỗ kiệu đã sắp sửa sẵn sàng, và các cô thiếu nữ trong ngày mồng
tám này được phấn son trang điểm với những đồ nữ trang lộng lẫy khiến
vẻ ngây thơ của các cô càng được khách xem hội thập phương ngắm
nghía. Các cô đều ngồi kiệu và có lọng che.
“Ai ơi mùng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư một đời”
Thực ra ngày mồng 9 chỉ là ngày có cuộc diễn trận. Hội gồm nhiều ngày
với nhiều trò vui. Diễn trận là chủ chốt và là cuộc vui độc đáo nhất của
mấy ngày hội.
“Mồng bảy hội Khám,
Mồng tám hội Dâu,
Mồng chín đâu đâu,
Thì về hội Gióng!”
Hai làng Khám và làng Dâu cũng thuộc huyện Vũ Ninh trước, hàng năm
có mở hội vào hai ngày mồng 7 và mồng 8. Dân chúng trong hạt, sau hai
ngày trên, xem hội tại hai làng Khám và Dâu, đến ngày mồng 9 kéo nhau
về hội Gióng xem cuộc diễn trận.
Những nghi lễ trước ngày mồng 9 tháng 4
Như trên đã nới, cuộc diễn trận được sửa soạn từ ngày mồng 6 tháng Tư.
Ngay từ 3 giờ chiều hôm mồng 6, dân làng đã cử hành một đám rước tới
GIẾNG trước đền Mẫu, tức là đền Hạ, để lấy nước lau rửa tự khí dùng
trong việc diễn trận.
Nước đựng vào hai chóe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Đổng Thiên
Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước.