127
Diện hình và Tổ chức
có những phường lớn thường tổ chức cả những đám rước từ
trụ sở phường tới đình làng, với ý nghĩa để vị Thánh sư của
phường tới yết kiến vị Thành hoàng làng.
ĐịA Vị CủA PhườNg
phường thường có từ khi những người trong làng cùng theo nhau
một nghề. Họ tổ chức quây quần để giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau.
phường có thể có giấy phép của chính quyền cấp để hoạt
động, hoặc phường cứ hoạt động theo tục lệ và không phạm
tới phép làng.
Dưới thời pháp thuộc, nhiều phường ở các làng quê xin cấp
giấy phép để được có tư cách pháp nhân, vì thường phường cũng
có tài sản và tiền nong như giáp.
ngày xưa, ở Hà nội có rất nhiều phường, và mỗi phường ở
một khu, sau biến thành phố, và những phố này thường chỉ gồm
những người cùng làm một nghề hoặc cùng bán một loại hàng.
Di tích này còn lưu tới ngày tiền Hiệp định Genève, tuy trong
phố cũng có một vài cửa hàng lạc nghệ xen vào:
phố hàng Đào gồm những cửa hàng bán tơ lụa,
phố hàng Giấy gồm những cửa hàng bán giấy,
phố hàng Đường gồm những cửa hàng bán đường hoặc những
gia đình làm nghề bánh mứt.
phố hàng Mành gồm những gia đình làm nghề tết mành mành.
phố hàng chiếu gồm những gia đình làm nghề bán chiếu và
dệt chiếu v.v...
Hà nội, trước thời pháp thuộc có 36 phố phường với 36 nghề.
những phường ở các làng quê cũng không khác gì những
phường ở Hà nội, phường vải gồm những người làm nghề dệt
vải và bán vải, phường cau gồm những người buôn cau v.v...
Tóm lại, phường là một tập thể, tập thể quy tụ những người
cùng nghề.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn