Làng xóm Việt Nam
296
này chính cũng là một hình thức của hội làng nêu lên một sắc
thái hội làng với nét độc đáo riêng. Tuy tác giả đem tục rước
mục đồng đặt trong khuôn khổ một truyện ngắn, nhưng những
nét chính của tục rước mục đồng đã được nêu lên đầy đủ, và
đọc qua bài này, ai nấy đều có thể hiểu rõ đám rước này.
nông về nhà thì trời đã chạng vạng. Lùa trâu vào chuồng và
gài khổng
(1)
xong, hắn đi ngay vào bếp như thường lệ.
cả nhà vừa ăn cơm xong, chị bếp đang vén tém mấy đĩa thức
ăn thừa trước khi bày ra mâm để bữa cơm của chị và hắn ở xó
bếp này xem đỡ phần bạc bẻo.
chị gọi hắn: “chú nông vô ăn cơm rồi có đi làm việc làng”!
Hắn mỉm cười náo nức nghĩ đến ngày mai, ngày vui nhất của
giới chăn trâu, phải đợi ba năm mới xảy ra một lần cho bọn
làm nghề hạ tiện này. Không giấu được niềm vui, hắn khoe:
“chị Ba hợ,
(2)
năm nay tui làm Trùm phụ
(3)
khỏi phải cầm cờ
như kỳ năm Dậu, gớm! có gì đâu mà cái cắn nắm tràm cả tay,
lại thêm gió cứ vật mình ngã oành oạch như vật nhái, đứa nào
đủ sức cầm cờ được ba lần hát mục đồng thì về già qua Giáng
Động dự hát vật nhất định sẽ ăn giải”.
(4)
chị Ba nói sau tiếng cười: Giải gì thì còn ham chớ giải hát
vật ai có khôn cũng xin vái! Hơn được, chẳng thấy no béo gì,
còn rủi ro có thua thì là hết một đời! chú không nghe nói hể ai
thua thì về nhà đau chết liền hay sao?”.
Hắn mỉm cười không đáp. Điều này hắn cũng có nghe người
ta đồn nhiều nhưng hắn còn nửa tin nửa ngờ. Hắn thầm nghĩ:
1. Khổng: tiếng miền Trung gọi cổng chuồng trâu.
2. Hợ: trợ ngữ từ tương đương tiếng Này của miền Bắc, tiếng À miền Nam.
3. Trùm phụ: chức phụ tá cho Trùm chỉ trong việc giữ trật tự đám rước mục đồng.
4. Hát Vật: Song song với lễ mục đồng ở Phong Lệ (một xã ở tỉnh Quảng
Nam) làng bên cạnh là Giáng Động có tục đấu vật, đô vật chỉ chọn những
ông già năm sáu mươi tuổi.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn