301
Diện hình và Tổ chức
gồng các bắp thịt rắn chắc mới kềm nổi thế cầm cho vững chắc.
Đặc biệt trong đám rước này, lệ quen là các tư nhân có ruộng
đất nhiều hay những người làm ăn khá giả đi xa làng, ngoài
việc gởi tiền về lo cúng tế, họ còn đua nhau làm những lá cờ
rất to, bất kể kích thước, mỗi lá cờ là một tờ trình về sự giàu
có của họ nên chẳng ai chịu thua ai. cờ phần nhiều may mắn
bằng nỉ màu lại còn đính thêm những hình nhân tượng trưng
cho nông nghiệp như người đi cày với con trâu, đôi ba người
đập đất, đi cày... chẳng hạn, ngoài ra người ta còn thi nhau cả
trong việc làm cán cờ cho đáng giá, thành thử toàn thể lá cờ
hết sức nặng nề.
Qua khỏi cánh đồng, đoàn rước chỉ còn phải đi một đoạn
đường công hương nữa là về đến đình.
Đám rước đi vào cổng đình, nông và Tí trọc phải nhờ thêm
hai mục đồng nữa phụ lực mới xô nổi đám trẻ bu hai bên cổng.
Sân đình kín mít người ta. Đây toàn là những người đội lễ vật
đến cúng nên ai nấy đều khăn đóng áo dài tề chỉnh cả. Tuy không
bảo nhau nhưng bọn mục đồng cũng cảm thấy hãnh diện khi cả
làng đều tỏ ra tôn trọng ngày lễ đặc biệt của chúng.
Mà thật thế, lễ rước mục đồng này là một lễ rất quan trọng.
Dù cho đó là quan to chức lớn đi chăng nữa khi gặp đám rước
cũng phải tránh ra một bên để cho đám rước đi chứ không thể
nghênh ngang hống hách được. phép vua còn thua lệ làng là
vậy. những vị quan hay vợ quan nếu ra cái điều mình “phụ
mẫu chi dân” lên tiếng nạt nộ, thì bọn mục đồng có thể nổi
xung lên mà ăn thua đủ, chẳng coi vào đâu hết. cho nên, ai
tới làm quan ở vùng này cũng đều phải tôn trọng cuộc lễ của
đám người nghèo mạt. Quanh năm cơ cực, chỉ được có một
ngày sướng, thì họ phải hưởng cho đã đời, vì mai lại đầu tắt
mặt tối vì công việc.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn