NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 344

Làng xóm Việt Nam

342

như các em ở nhà quê, ngày Tết đến, ngoại trừ nhà thờ và phòng
khách của người lớn, các nơi tường vách khác đều là các chỗ
để các em dán tranh.

Bước chân vào một nhà dân quê trước hoặc sau Tết ít ngày,

mới đến cổng ta thấy ngay hai bức tranh đối nhau:

Hai bức tranh này là hai bức tranh Tiến tài, Tiến lộc vẽ hình

hai vị thần mũ áo triều phục văn quan, một vị mang biển Tiến
tài, một vị mang biển Tiến lộc. Tục cho rằng dán hai bức tranh
này ngoài cổng, tài lộc sẽ kéo vào trong nhà, và với năm mới,
hai vị thần Tiến Tài, Tiến Lộc sẽ mang sự thịnh vượng lại.

cũng có nhà dán ngoài cổng không phải hai bức tranh Tiến

Tài, Tiến Lộc, mà là hai bức tranh Vũ Đinh Thiên ái. Đây là
hai vị thần y phục võ tướng, mỗi vị vác một thanh long đao.
Hai vị thần này trừ tà ma quỷ quái. người ta dán hai bức tranh
này ngoài cửa để ma quỷ không dám vào trong nhà quấy nhiễu.

Vào trong nhà, trên các vách tường có thể, ta thấy la liệt

những tranh:

Tranh đàn gà mẹ con, tượng trưng cho sự phúc đức đa đinh. Và

đây cũng nói lên một cảnh sinh hoạt của người dân đồng quê: nuôi
gà. Bức tranh lai còn tượng trưng cho tình mẹ thương con, con gà
mái mẹ ấp ủ đàn con, sẽ vì đàn con mà chống lại một bạo lực.

Tranh con gà trống. con gà trống tượng trưng cho sự bất

khuất không sợ kẻ thù, đồng thời nó cũng biểu hiện một đức
tính cao quý là chữ Tín: hàng ngày nó gáy canh không bao giờ
sai. Gà trống là bạn của dân quê, nó đánh thức mọi người dậy
đúng giờ đúng khắc để lo việc làm ăn.

Tranh lý ngư vọng nguyệt, hai con cá chép đối nhau, nhìn

bóng trăng. Tranh này nhắc lại sự tích Cá chép vượt vũ môn để
hóa rồng. Đây là một sự khuyến khích các trẻ em phải cố gắng
học hành để một mai thi đỗ cũng như cá chép vượt vũ môn vậy.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.