Tín ngưỡng Việt Nam
248
các đệ tử con hương thường thuật lại tại các đền thờ ông
Hoàng bà chúa ở đường rừng, hay có những cặp rắn có mào
thật bò ra quấn lấy kèo lấy cột ở trong đền, khác hẳn với các
đền, điện miền xuôi, cặp rắn chỉ là đồ mã.
cũng còn được gọi là ngựa ngài, những cặp bướm sặc sỡ
thờ ở trong đền, và người ta cũng bảo rằng tại nhiều đền có
những con bướm thật đẹp, màu ngũ sắc rất đẹp tới đậu vào
chậu cây trước bàn thờ để chờ ngài cưỡi.
nói về rắn, phải kể tới loại rắn biển, tức là con đẻn cũng
được dân ta ở ven miền duyên hải kính sợ tôn thờ và gọi
bằng Ông.
Đẻn có nhiều loại, loại dân chài hay gặp gọi là đẻn hèo. Đẻn
hèo là chúa các loài rắn biển; cũng như Bạch hổ là chúa sơn
lâm. Đẻn hèo dài chừng ba thước màu vàng nhợt có những
vành đen khác nhau hai phân.
Trên đầu đẻn hèo có chữ nhâm. Đẻn hèo bơi lội nhanh như
chớp. các cụ cho biết là “Ông”, tiếng xưng hô kính trọng của
dân chài đối với đẻn hèo, rất hiền lành, nhưng đã cắn ai thì
vô phương cứu chữa. các ngư phủ tôn kính đẻn hèo không
bao giờ dám xúc phạm tới trong khi hành nghề.
cũng là đẻn, phải kể đến bà Lạch tức là bà chằng lạch và
bà Mộc, được gọi là Mộc trụ thần xà.
Bà Lạch có hình thù giống rắn, có mào đỏ như mào gà
dính liền với một chữ nhâm. Theo dân chài, bà Lạch chỉ xuất
hiện mỗi khi bị ngư phủ nào vô tình xúc phạm đến danh tánh
trong lúc hành nghề.
Bà Mộc tức Mộc trụ thần xà được tục cho là Thủy thần,
và mỗi khi bà chết được dân chúng trịnh trọng chôn cất.
Bà Mộc hình thù rất đẹp, lưng đen bụng vàng, miệng đỏ,
trên đầu có chữ nhâm và ở đuôi có ba chấm trăng như mặt
nguyệt, mình dài đúng một thước ta gọi là Mộc, do đó có
danh từ bà Mộc.