NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 260

Tín ngưỡng Việt Nam

260

thô tục, nếu không đầm sen sẽ tự lụn đi, và như vậy nhà chủ,

như trên đã nói, sẽ chịu những sự không may.

cũng là một cây gia vị như cây húng, cây lá sả có tính chất

kỵ rắn, người ta hay dùng lá sả nấu thịt rắn.

cây bóng nước, trong nam gọi là cây móng tay cũng kỵ

rắn, và cây này lại có tính chất cầm máu.

cây mần tươi trừ được bệnh hạch và nhiều bệnh khác, bởi

vậy người ta thường đeo một nắm lá mần tươi để tránh bệnh.

cây mần tươi lại có tính cách trừ được mạt gà.

cây ớt có tính cách sát trùng. ngày đoan ngọ, các hàng

rượu nếp thường treo một túm ớt lên quanh gánh để trừ sâu

bọ và giúp cho rượu nếp có thêm tính chất giết sâu bọ.

cây trầu không rất khó trồng và dễ chết.

Ban đêm, người ta kiêng để người ngoài hái lá trầu.

nếu cần phải hái, phải là người nhà ra hái và trước khi

hái phải nói:

- Ta là chủ mi đây, đừng sợ, ta hái mấy lá!

nếu để người ngoài hái lá trầu ban đêm, hoặc người nhà

hái mà không nói câu trên, cây trầu tưởng là kẻ trộm tới hái

sẽ phát hoảng mà chết. Đàn bà có kinh cũng không được hái

lá trầu, vì sự ô uế bất kính làm cho cây trầu chết. cây trầu

chết chủ nhân sẽ gặp những điều rủi.

Đàn bà thấy kinh cũng kiêng không được hái hoa sen.

cây mít có nhiều nhựa, nhựa mít lúc mới chảy ra trông

như sữa. các sản phụ dùng lá mít để rửa vú, mong có được

nhiều sữa nuôi con.

cây soan, trong nam gọi là cây sầu đông, có tính chất kỵ

mùi tanh hôi. Khi tới các đám tang, người ta giắt theo một

nắm lá soan để tránh mùi hôi của xác chết và để chống lại

những sự tai hại có thể có được vì mùi hôi này.

Đưa đám một người chết về bệnh thời khí trở về, người ta

đốt lá soan lẫn với trấu để xua đuổi hơi độc.

Lá soan còn kỵ mọt lúa mọt ngô.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.