Tín ngưỡng Việt Nam
270
người người vui vẻ đón mùa xuân mới, lòng chứa chan
hy vọng ở những sự may mắn mới. Ai cũng vui, nên không
ai bảo ai, gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những
điều tốt đẹp: phúc, Lộc, Thọ, Khang, ninh.
giao Thừa
Tết nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa.
Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt
đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào
lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo “Hán việt từ Điển” của Đào Duy
Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. chính vì ý nghĩa ấy,
nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này,
có lễ trừ tịch.
lễ Trừ TịCh
trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm
mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu, thì ngày
29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một tháng
giêng năm sau.
Vào lúc này, dân chúng Việt nam, tuân theo cổ lễ có làm
lễ trừ tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở
cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp
của năm mới sắp tới.
Lễ trừ tịch theo người Tàu, còn là một lễ khu trừ ma quỷ.
Tục Tàu xưa vào ngày trừ tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng
120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm
trống vừa đi đường vừa đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có
danh từ trừ tịch.