NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 285

285

Mê tín dị đoan

Đây là chưa nói đến trên tường, ngoài cổng còn có dán

những tranh Tết, tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng

nguyệt, tranh hứng dừa, tranh đánh ghen, tranh thầy đồ cóc,

đám cưới chuột, tranh tiến tài tiến lộc, tranh gà gáy sáng, v.v...

gửi tết.

Hàng năm gần ngày Tết đến, nghĩ tới tổ tiên, con cháu,

những người đã ra ở riêng hoặc thuộc các ngành thứ, đều

phải gửi Tết tới nhà trưởng, tức là người có trách nhiệm giữ

giỗ Tết các bậc đã qua đời. Gửi Tết tức là đem đồ lễ đến nhà

gia trưởng để người gia trưởng cúng tổ tiên trong dịp Tết.

Thường đồ lễ bao giờ cũng có vàng hương. Tùy theo tình

liên lạc gia đình, có những thứ vàng riêng dùng trong việc

gửi Tết.

những ngành trực thống phải gửi vàng hoa, còn những

ngành khác dùng vàng hồ hoặc vàng lá. Vàng hoa làm toàn

bằng giấy màu vàng, làm kỹ lưỡng có mặt kính, có trang kim

óng ánh, tượng trưng cho vàng thoi, do đó mỗi nghìn vàng

là một nghìn thoi nhỏ. Vàng hồ là một thứ vàng gồm một

phần ba những thoi vàng ở lớp trên làm bằng giấy bổi vàng

và hai phần ba lớp dưới là những thoi bạc làm bằng giấy bổi

trắng cũng có mặt kính nhưng ít hơn, hoặc có khi không có.

những ngành trực thống, ngoài vàng hương, còn phải gửi

tết thêm bánh mứt, gạo nếp, gà. người gia trưởng sẽ dùng

những đồ lễ gửi tết của các ngành thứ cúng tổ tiên trong mấy

ngày tết. Lẽ tất nhiên bao giờ người gia trưởng cũng phải chi

tiêu thêm, nhưng những đồ lễ gửi Tết bao giờ cũng đem cúng

hết trong dịp Tết.

con cháu gửi Tết để tỏ lòng nhớ ơn và kính mến tổ tiên.

Tục này cũng thắt chặt thêm mối dây liên lạc giữa những

người trong quyến thuộc xa gần.

Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn,
nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.