NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 288

Tín ngưỡng Việt Nam

288

Dân biếu tết quan, kẻ dưới tết người trên đều là vì cảm

tình ân nghĩa, không ai bắt buộc ai nhưng ai cũng nghĩ đến

sự ăn ở sao cho phải đối với những người đã có ơn với mình.

Bạn bè biếu tết nhau cũng vậy, đây là những dịp để chứng

tỏ sự quý mến bạn hữu đối với nhau, nghĩ đến nhau.

Tôi tưởng cũng nên nói tới trường hợp các chàng rể chưa

cưới tết bố mẹ vợ. Biếu Tết thật là trịnh trọng để tỏ lòng biết

ơn các người đã sinh ra vị hôn thê của mình. Sau khi cưới

được vợ rồi, hàng năm các chàng rể cũng không bao giờ

quên tết bố mẹ vợ.

Bữa tiệc tất niên.

các bạn hàng buôn bán sống với nhau thành phường, những

công chức cùng làm tại một dinh, một sở, nhân ngày Tết đến

đều có bữa tiệc tất niên để cùng nhau họp mặt trước khi chia

tay về ăn Tết.

các bạn hàng trong buổi tất niên này có sửa lễ cúng thánh

sư rồi cùng nhau ăn uống.

các công chức nơi công sở lấy bữa tiệc tất niên để cùng

vui và nhân đó chúc tết nhau trước khi ai nấy về quê ăn tết.

Buổi học tất niên.

Tại các lớp học, có buổi học tất niên. nhân buổi học này,

học trò chúc tết thầy, và thầy cũng gửi lời chúc tết bố mẹ học

sinh, và cùng chúc cả học sinh một cái tết vui vẻ.

Trong buổi học tất niên này, thầy trò thường đem những

chuyện trong niên học ra nhắc lại, và cùng nhau nói về truyện

Tết thay vì học hành như những buổi học trước.

Trong buổi học này, học trò đốt pháo để mừng thầy, cũng như

trong các bữa tiệc tất niên, thường có đốt pháo để tiệc thêm vui.

Phiên chợ trẻ con và phiên chợ tết.

Đây là phiên chợ họp sau phiên chợ cuối của năm, thường

vào ngày 28 hoặc 29 tháng chạp. Gọi là phiên chợ trẻ con,

vì dân quê, trong ngày phiên chợ này, chợ nào họp ngày nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.