NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 292

Tín ngưỡng Việt Nam

292

không chịu, đành phải đi trốn nợ cho đến lúc giao thừa mới

trở về:

Ta có câu:

Khôn ngoan, đến cửa quan mới biết,
giầu có ba mươi tết mới hay.

Đến cửa quan, người khôn ngoan đủ lý lẽ để đối đáp, còn

người giàu có, ba mươi Tết không có chủ nợ tới réo ngõ,

giằng thúc.

Cúng gia tiên.

chiều ba mươi Tết, mọi việc sửa soạn đã xong xuôi, sau

khi đã đi viếng mộ gia tiên về, người ta sửa lễ cúng gia tiên,

và sau đó đèn nhang, nhất là nhang phải giữ thắp suốt mấy

ngày Tết cho tới khi hóa vàng.

Trong mấy ngày này, trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện

của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt, từ chiều ba mươi

Tết, người ta thường dùng hương vòng (nhang khoang) hoặc

hương sào (nhang ống). Hương vòng là một cuộn hương thắp

được suốt đêm tới sáng, còn hương sào là một hương thật to,

có thể thắp được suốt ngày đêm mới hết. Ta cúng gia tiên

lúc chiều ba mươi Tết, bởi vậy, lúc cúng giao thừa, ta không

cúng gia tiên nữa.

cùng với lễ cúng gia tiên, lẽ tất nhiên phải có cúng Thổ

công.

cúng gia tiên ba mươi Tết, sáng ngày mùng một cũng lại

cúng. Và trong mấy ngày Tết cho đến khi hóa vàng, ngày hai

buổi có lễ cúng gia tiên.

văn khấn gia tiên.

Cúng tổ tiên cũng phải có văn khấn, như cúng thổ Công

và cúng giao thừa. Dưới đây là một mẫu văn khấn tổ tiên
trong ngày tết:

Duy việt nam Đinh mùi niên, xuân thiên, chính nguyệt

sơ nhất nhật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.