Tín ngưỡng Việt Nam
36
như nhau không phân biệt có đạo hay không. Dòng La San
đã tự tô những nét son rất đẹp.
ngoài việc huấn luyện về học vấn, các Sư huynh còn hoạt
động Thiên chúa giáo Tiến Hành qua các Hội đoàn.
Từ trên được kể ra với hoạt động thường xuyên tại Việt
nam, một số các dòng nam có nguồn gốc ở nước ngoài được
biết nhiều trong dân chúng, có đạo cũng như ngoại đạo.
ngoài các dòng trên, còn nhiều dòng khác cũng sáng lập
tại ngoại quốc và cũng đang hoạt động tại Việt nam:
Hội thánh Xuân Bích (Société presbytère à St.Sulpice);
Hội Thừa Sai paris (Société des Missions Etrangères de paris);
Dòng Tiểu Đệ chúa Jésus (congrégation des petits Frères
de Jésus);
Hội phụ Tá truyền giáo (Société des Auxilliaires des Missions).
Không kể các dòng sáng lập tại ngoại quốc được du nhập
vào Việt nam, ngay tại Việt nam, nhiều dòng và tu hội cũng
đã được thành lập với sáng kiến của các tu sĩ tại Việt nam.
Mục đích của dòng này, ngoài việc phụng sự chúa còn nhằm
vào các hoạt động giáo dục và xã hội và đã giúp đỡ không ít
cho các tầng lớp bình dân Việt nam. Dưới đây xin lược kể
sơ qua các dòng mà hầu hết đặc tính đều là dòng địa phận
không miễn trừ, trong việc lược kể này không nhắc tới phần
phụng sự chúa, việc bất cứ dòng nào cũng lo chu toàn, chỉ
xin nhắc đến những hoạt động về giáo dục và xã hội, những
hoạt động này đã mang lại kết quả tốt đẹp cho Thiên chúa
giáo, gây cảm tình với nhiều tầng lớp dân chúng và đã mang
lại một số tân dòng không phải nhỏ.
Dòng ĐứC mẹ Đồng Công Cứu CHuộC
Dòng được sáng lập bởi linh mục Đa Minh Maria Trần
Đình Thứ từ năm 1942 tại Bùi chu, nhưng mãi tới năm 1953
mới được Tòa Thánh chính thức chấp nhận.