NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 364

Tín ngưỡng Việt Nam

364

bó ngải cứu được treo ở trước cửa cho đến khi khô héo sau

ngày Đoan ngọ.

Đi Sêu.

những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới

có bổn phận phải sêu tết trong những dịp lễ tiết.

ngoài Tết nguyên Đán, một năm có hai lần sêu vào dịp

cơm mới tháng năm và tháng mười, nghĩa là vào dịp vụ gặt

xong có lúa mới của hai vụ chiêm và mùa.

Về vụ chiêm, những chàng rể chưa cưới đi sêu bố mẹ vợ

nhân dịp Tết Đoan ngọ.

Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng gồm có đậu xanh mới

hái vào tháng tư, gạo nếp của vụ chiêm. ngoài ra tháng năm

cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo đậu

bao giờ cũng có một đôi ngỗng và vài chục ngói. Kèm thêm

vào có vài cân đường cát và mấy trái dưa hấu, nghĩa là toàn

những sản phẩm trong mùa. chàng rể đi sêu, lẽ tất nhiên bố

mẹ vợ nhận đồ lễ, nhưng bao giờ cũng hoàn lại một phần,

thường chỉ lấy một nửa.

“lễ quý hồ thành, bất quý hồ đa”, lễ trọng ở lòng thành

chứ không trọng ở chỗ nhiều.

Bố mẹ vợ không nhận cả, phần sợ mang tiếng tham, phần

theo tập quán ít ai nhận đồ biếu Tết mà không lại quả, phần

là để lại cho người biếu một phần.

có những trường hợp các chàng rể nài nỉ để bố mẹ vợ

nhận hết, bố mẹ vợ sẽ nói:

- Thầy đẻ (cha, mẹ) đã nhận cả, nhưng đây là thầy để biếu

lại ông bà đằng nhà.

Thật là lịch sự vậy thay!

chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới phải đi sêu, còn

những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lệ sêu, nhưng trong các

dịp lễ tết thường có lễ biếu ông nhạc bà nhạc. Dịp mồng 5

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.