Tín ngưỡng Việt Nam
66
việc này là hai linh mục Jean de Lausanneur ở Liège và linh
mục Jacob pantaléon ở pháp, linh mục này sau chính là Giáo
hoàng Urbanô IV. Hai cha tán thành cùng với một số các nhà
thần học, nhưng phần đông các linh mục và tín đồ phản đối
cho rằng lễ nào cũng là lễ Mình Thánh và trong mọi lễ, tín
đồ đều nhận Mình Thánh. Họ cho rằng không có chúa nào
dạy và Juliana đã tưởng tượng ra.
Rồi họ buộc cho Juliana nhiều tội khiến vị Giám mục địa
phận phải can thiệp và viết thư luân lưu tán thành việc vận
động của Juliana. Vị Giám mục lại lập trong địa phận lễ kính
Mình Thánh vào ngày thứ năm sau tuần lễ Hiện Xuống. chẳng
may năm đó vị Giám mục qua đời. Juliana lại bị khủng bố
bởi những người không đồng ý với bà và bà phải rời nhà
dòng đi nơi khác.
Khi bà Juliana tạ thế, bà bề trên kế vị là bà Eva cũng đồng
ý với bà Juliana. Bà viết thư tâu Giáo hoàng, tức là linh mục
Jacob pantaléon trước, về việc vận động của bà Juliana.
cùng trong thời gian đó, ở thành Bolsena nước Ý, có xẩy
ra một sự lạ: có một linh mục từ lâu vẫn nghi ngờ và bối
rối, không biết sau khi đã truyền, hình bánh có thật trở nên
Mình Thánh chúa chăng, thì một hôm sau khi đã đọc lời
truyền phép, người trông thấy trên khăn thánh máu đổ lai
láng, làm ướt cả khăn.
Việc này đến tai Giáo hoàng Urbanô. Giáo hoàng ra lệnh
kiệu chiếc khăn đó vào một nhà thờ để tín đồ kính viếng.
Theo giáo dân thì khăn thánh đó nay vẫn còn và hàng năm
sau lễ Mình Thánh được rước đi qua các phố rồi trưng bày
cho tín đồ tới kính viếng.
Kể từ năm 1264, lễ Mình Thánh được chính thức lập.
Mục đích lễ Mình Thánh là để tôn trọng chúa Jésus và để
tạ ơn chúa đã đem thịt và máu mình chuộc tội cho thiên hạ.