NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 71

71

Mê tín dị đoan

8. chớ làm chứng dối;

9. chớ muốn vợ chồng người;

10. chớ tham của người.

Sáu Điều răn Của Hội tHánH

1. Xem lễ ngày chủ nhật cùng các ngày lễ buộc;

2. chớ làm việc xác ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc;

3. Xưng tội trong một năm ít là một lần;

4. chịu Mình Thánh Đức chúa Trời trong mùa phục sinh;

5. Giữ chay những ngày Hội thánh buộc;

6. Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng những ngày khác Hội

thánh dạy.

amen ngHĩa là gì?

Amen đôi khi có nghĩa là “mong thay”, “ước chi được như

vậy”, chẳng hạn cuối một lời cầu xin. nhưng Amen ở cuối

dấu Thánh giá hay cuối kinh Tín Kính thì có nghĩa gì?

Không cần phải dịch tiếng Amen, gốc tiếng là do tiếng Hy

Bá Lai, nhưng đã được đưa vào hết các ngôn ngữ. Tổ tiên

ta cũng khởi sự các việc phụng vụ như thế này: “nhân danh

cha và con và Thánh thần - Amen”.

Amen theo tiếng Hy Bá Lai có nghĩa là: bền vững, lâu

dài, chắc chắn.

Khi hô lên tiếng Amen lại có nghĩa là; Được! Hoan hô!

Đồng ý! Đúng rồi! Thật vậy! A ha!

Amen tỏ lòng tin tưởng, quả quyết, nhiệt hứng.

chúng ta thưa Amen biểu đồng tình với vị linh mục. chúng ta

tán đồng, lời thỉnh cầu của ngài, chúng ta nhấn mạnh lời ngài

quả quyết. chúng ta biểu quyết theo như cuộc vận động của ngài.

“Xin vâng” “Xin hợp ý” là một lời nhẫn nhục, tuân phục.

Amen là tiếng hoan hô của những con người dũng cảm vững chí.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.