260
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
Trung ương hoàng y sứ giả tiếp dẫn vong hồn độ siêu thượng lộ.
Bắc phương hắc y sứ giả tiếp dẫn vong hồn độ siêu thượng lộ.
Tây phương bạch y sứ giả tiếp dẫn vong hồn độ siêu thượng lộ.
Hình nhân bằng đồ mã dùng để thế mạng cho nạn nhân. Trên ngực hình
nhân có viết hàng chữ: “Hình nhân nhất tương thế mệnh Hồ quý công quý
Mẫn”, nghĩa là hình nhân dùng thế mạng cho ông họ Hồ tên húy là Mẫn.
Hình nhân này sẽ được ném xuống sông.
Thần kê, con gà trống được nhốt trong lồng đặt bên thần tượng, dưới cầu
vải. Pháp sư đã cho gà nuốt một lá bùa để cho gà có phép linh tìm được
vong hồn người thọ nạn.
Các pháp sư cho rằng gà trống có năm đức tính cao quý:
Văn, tượng trưng bởi mào gà,
Vũ, tượng trưng bởi cựa gà,
Dũng, tượng trưng bởi sự bất khuất của con gà trống hay chọi nhau không
sợ kẻ thù.
Nhân, tượng trưng bởi sự biết thương đồng loại, mỗi khi có ăn đều gọi đồng
loại.
Tín, tượng trưng bởi tiếng gáy canh không bao giờ sai.
Bởi gà trống đã nuốt bùa nên gọi là thần kê.
Nồi bùa là một chiếc nồi đất có vung trong đựng bùa, trên vung có chèn
gạch để ngăn giữ mãnh lực ở trong nồi không thể gây tai nạn cho thân nhân
nạn nhân.
chiếc thuyền để dùng trong lúc làm lễ, đem chở nồi bùa, hình nhân và
thần kê ra giữa sông, ném xuống dòng nước.
NGHI THỨC BUỔI LỄ
Lễ bắt cầu giải oan do một vị sư hoặc một pháp sư làm chủ lễ.
Chủ lễ ngồi trên một chiếc chiếu trải ngay xuống đất bên tay mặt bàn thờ,
giữa bàn thờ và dòng sông, có hai phụ tá giúp việc. Bắt đầu pháp sư đọc sớ
xin Hà Bá chiêu hồn nạn nhân, trong lúc đó hai người phụ tá đánh cảnh và
đánh trống.
Gia chủ và con cháu nạn nhân, nếu có, ngồi trên một chiếc chiếu khác,
trước bàn thờ chênh chếch chiếu của pháp sư và ở cùng về một phía của cầu
hồn. Những người này trong lúc pháp sư đọc sớ, thỉnh thoảng lại lễ vào bàn
thờ.