264
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
Lễ Kỳ An cử hành vào khoảng cuối xuân đầu hạ tại mỗi xã, có khi tại mỗi
thôn.
Mùa hạ là mùa viêm nhiệt, tức là mùa dịch khí, có nhiều người mắc chứng
bịnh dịch tả, dịch hạch v.v... Tục ta tin là các quan âm bắt lính, những người
chết về các chứng bệnh dịch sẽ biến thành lính của các quan ôn tại cõi âm.
Để tránh sự bắt lính của quan ôn nhằm vào dân làng, lễ Kỳ An được tổ
chức.
Lễ Kỳ An dùng toàn đồ vàng mã. có nơi chỉ làm lễ một buổi, có nơi lập
đàn tràng cúng tế ba đêm ngày liền hoặc một tuần.
ĐÀN TRÀNG
Khi lập đàn thường lập hai đàn: đàn nội và đàn ngoại.
Đàn nội thờ Trời, Đất, Phật, Thánh, Nam Tào, Bắc Đẩu, các thần dương
niên, dương cảnh và ngũ phương chi thần v.v...
Đàn ngoại thờ Minh vương, vua cõi âm, có hai viên quan văn võ đứng đầu,
văn cầm bút đứng bên tả, võ cầm kiếm đứng bên hữu. Bên ngoài có năm vị
Ôn chúa, mỗi vị một sắc mũ áo, mỗi vị một thanh kiếm và một lá cờ.
Trong nội đàn, Trời, Đất, Phật, Thánh và chư thần được tượng trưng bằng
mũ áo mã, hoặc bằng các bát hương. Riêng chư thần có thể là những hình
nhân người mã. cũng có đôi khi, nhưng trường hợp rất ít, người ta làm tượng
cả đức Ngọc Hoàng, đức Phật và chư Thánh Thần.
Tại đàn ngoài, từ Minh Vương đến hai viên quan văn võ, các vị ôn chúa
đều là người mã.
Ngoài các vị trên, ở đàn ngoài còn thần Giám đàn, tượng trưng bằng một
người mã tay chống thanh gươm trông vào nội đàn.
Ngoài sân có một binh lính cưỡi ngựa, lưng cài lá cờ mang chữ lệnh gọi
là cờ lệnh. Đây là tên quân có nhiệm vụ truyền lệnh của Thần Thánh và của
chư vị quan âm.
Ngoài nữa còn la liệt các đồ mã khác: quán thày bói, cầu cô hàng, ông
Thiên lôi, bà La sát, núi Thu tinh, thuyền rồng, voi, ngựa, chiêng, trống, hình
nhân, khí giới v.v...
CÚNG LỄ
Về cúng lễ, đầu tiên cử hành cúng tại đàn ngoài.
Có một pháp sư hoặc một hòa thượng làm chủ lễ. Có các môn đạo khua
trống đánh nạo bạt rầm rĩ, múa gươm, múa cờ.