NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 271

271

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Đức giáo chủ truyền bá giáo lý đạo Phật và mượn tên làng mình sinh

trưởng, tức là làng Hòa Hảo làm biệt danh, và do đó đạo của giáo chủ mang
tên là Phật giáo Hòa Hảo. Ngoài ra danh từ Hòa Hảo cũng còn tiêu biểu cho
tinh thần liên kết khắp nhân loại, đại đồng trên nền tảng hiếu hòa giao hảo.

Phật giáo Hòa Hảo, tuy là một tôn giáo mới, nay đã ăn sâu vào nếp sống

dân miền Tây Nam Bộ, và hiện thời đã có một số tín đồ đáng kể.

Tìm hiểu về tín ngưỡng của người Việt, nhất là những tôn giáo đã có ảnh

hưởng tinh thần và vật chất người dân, không thể bỏ qua không nghiên cứu
về Phật giáo Hòa Hảo.

Đức Huỳnh Giáo Chủ

Thân thế
Tại thôn Hòa Hảo, huyện Tân châu, tỉnh châu Đốc (An Giang), một vùng

đất phì nhiêu vô cùng, nhờ con sông cửu Long (Tiền Giang) hằng năm đem
lại biết bao nhiêu là tấn đất phù sa béo bở. Thầy Huỳnh phú Sổ đã ra đời
năm 1919.

Người đời gọi là Ông Tư Hòa Hảo hay Đức Huỳnh Giáo Chủ, còn anh em

tín đồ thì tôn xưng là Đức Thầy. Ông sanh năm Kỷ Mùi (1919) và là con trai
của ông Huỳnh Công Bộ (đời pháp thuộc làm chức hương cả tục danh ông
cả Bộ) và bà Lê Thị Nhậm, gia cư tại xã Hòa Hảo, cách quận lỵ Tân Châu 37
cây số ngàn.

Từ thuở bé đến lúc trưởng thành
Thuở nhỏ, vào niên học 1927-1928, ông Huỳnh phú Sổ học vỡ lòng tại

trường nguyên quán với ông giáo phan Văn Khoái, người Sa Đéc, rể ông cựu
Hương giáo Nguyễn Văn Nhu (qua đời) cũng ở xã Hòa Hảo. Bấy giờ ông đã
có vẻ xuất sắc. Học lực không kém bạn tác.

Vài năm sau, ông tiếp tục học tại trường Tiểu học Bổ túc Tân Châu, với

ông giáo Lê Văn Tám, người Tây Ninh, đảm nhiệm lớp Nhì năm thứ nhất
(Cours moyen I) và trọ tại nhà cố Huỳnh Văn Sánh, thợ bạc ở Tân Châu, người
đồng tộc với ông. Sau khi đậu cấp bằng Tiểu học (Certificat d’études
élémentaire), ông đã phải thôi học, trở về nhà giúp đỡ cha mẹ trong việc cày
bừa ruộng rẫy.

Về đức tánh thì ông có chỗ khác người trong mọi trường hợp. Tứ lúc bé

đến tuổi vị thành niên, ông không bao giờ thích đờn địch ca xang, cải lương,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.