285
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
Vị Thượng Sanh hướng dẫn con người vào lối đạo.
Ba vị này là ba vị chức sắc tối cao của Hiệp Thiên Đài. Mỗi vị có bốn vị
giúp việc trực tiếp.
Đức Hộ pháp coi về ngành pháp có các vị sau:
Bảo Pháp, lo việc bảo tồn phép đạo.
Hiến Pháp, lo việc đưa pháp đạo đến chỗ hoàn thiện, toàn mỹ.
Khai Pháp, lo việc truyền bá phép đạo.
Tiếp Pháp, lo việc thi hành pháp đạo và tiếp nhận những điều khiếu nại
hoặc ý kiến xây dựng.
Vị Thượng Phẩm coi về ngành đạo, tức là về đời sống theo con đường
“đạo” có các vị:
Bảo đạo, Hiển đạo, Khai đạo và Tiếp đạo với nhiệm vụ giống như các vị
trên về ngành “pháp”.
Vị Thượng Sanh coi về ngành thế tức là về đời sống xã hội có các Bảo thế,
Hiển thế, Khai thế, Tiếp thế.
Muốn lên các chức vị trên, các chức sắc cao Đài phải đi lần từ các bậc lễ
Sanh Giáo hữu, rồi Phối sư, sau đó có công trạng mới có thể được vào các
chức Tiếp, Khai, Hiển, rồi Bảo ở Hiệp Thiên Đài được.
Toà Thánh Cao Đài
Lễ ra mắt chính thức của đạo cao Đài tuy cử hành năm 1926 tại Từ Lâm
Tự, nhưng ngôi chùa này về sau không được đổi làm toàn Thánh của Đạo, và
Tòa Thánh đã được xây tại xã Long Thành, gần tỉnh lỵ Tây Ninh trên một thửa
đất rộng trên trăm mẫu tây.
Nguyên Từ Lâm Tự trước là một ngôi chùa Phật, do hòa thượng Giác Hải
ở chợ Gạo (Tiền Giang) tạo tác nên. Hòa thượng sau khi theo đạo cao Đài đã
đặt chùa thuộc quyền đạo sử dụng.
Lễ ra mắt chính thức của đạo cao Đài cử hành xong được ít bữa, các tín
đồ Phật giáo trước đây đã quyên tiền để xây dựng chùa phản kháng việc hòa
thượng Giác Hải đem dâng chùa cho đạo cao Đài mà không được sự đồng ý
của họ.
Trước thái độ này của các tín đồ phật giáo, đạo Cao Đài liền hoàn lại cho
đạo phật ngôi Từ Lâm Tự.
Vả chăng ngôi chùa này cũng quá hẹp và đất chùa cũng không đủ rộng