CHƯƠNG 3 – BIKINI HAY là CHẾT
Nhà tâm lý học nổi tiếng B.F.Skinner đã từng viết rằng tất cả các hành
vi của con người đều có thể được xem là thích nghi với cá nhân mình, hay
hệ gien, hoặc với toàn xã hội nói chung
[13]
. Tuy nhiên, ba lực lượng này
thường bất đồng với nhau và gây nên căng thẳng cho con người.Các quy tắc
do xã hội đặt ra tồn tại rất nhiều trong cuộc sống chúng ta, gồm có các điều
luật của chính phủ, các cộng đồng tôn giáo, các chủ lao động, trường học,
hàng xóm và gia đình chúng ta. Bởi vì những nhóm xã hội này dệt ra những
luật lệ rõ ràng quanh chúng ta, nên ta thường cảm thấy mình ở trong những
tình huống được thôi thúc phải phá vỡ chúng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
của mình hoặc những nhu cầu của đồng loại chúng ta. Các quy tắc và chuẩn
mực xã hội được tạo ra với ý muốn làm cho thế giới xung quanh ta có tổ
chức hơn và dễ dự đoán hơn, và ngăn ngừa chúng ta làm hại nhau.
Nhưng khi nào một quy tắc thật sự chỉ là một gợi ý? Và khi nào thì các
gợi ý lại biến thành các quy tắc? Hằng ngày người ta ra hiệu để chỉ cho
chúng ta biết phải làm gì, các hướng dẫn bằng văn bản chỉ dẫn chúng ta
cách cư xử, và các chỉ dẫn xã hội thúc đẩy chúng ta hành động trong các
giới hạn cụ thể. Thực ra, chúng ta cũng tự đặt ra rất nhiều các quy tắc cho
chính mình, phần lớn là do được người khác khuyến khích. Các quy tắc này
trở nên gắn liền với bản thể của chúng ta trong suốt con đường đời của
mình. Chúng ta vẽ nên các đường tưởng tượng xung quanh những gì chúng
ta nghĩ mình có thể làm – các đường ranh giới đó thường giới hạn chúng ta
nhiều hơn là những quy tắc chung xã hội đặt lên chúng ta. Chúng ta định
nghĩa bản thân bằng nghề nghiệp, thu nhập, nơi chúng ta sống, xe chúng ta
lái, học vấn, và thậm chí bằng cả lá số tử vi của mình. Mỗi định nghĩa này
khóa chúng ta lại trong các giả định cụ thể chúng ta là ai và chúng ta có thể
làm gì. Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng trong bộ phim My
Dinner with Andre (Bữa ăn tối với Andre), nói rằng người New York “đóng