nho giáo mang nguồn gốc Việt, chân núi Thái Sơn từng là địa bàn cư
trú của dân tộc Việt, Kinh Dịch là phát minh của người Lạc Việt v.v.,
tương tự trường hợp ông Ban Mun Ki, Kang Sang Won chứng minh chữ
hán là phát minh của người hàn Quốc, sau đó dấy lên một loạt các bài
viết tuyên bố người hàn là chủ thể sáng tạo ra Đông y, Kinh Dịch, la
bàn, thậm chí Khổng Tử, Tôn Trung Sơn là người hàn Quốc v.v. những
nghiên cứu cổ sử dạng này, đều chịu sự chi phối của tinh thần dân tộc,
còn nặng tính tư biện, suy diễn, thiếu chứng cứ khoa học xác tín. Bên
cạnh đó, đứng ở góc độ “trung tâm” để soi chiếu các nước xung quanh,
không ít học giả Trung Quốc lại có tâm thái, giọng điệu của nước lớn, coi
văn hóa Việt nam, Triều Tiên, nhật Bản chỉ đơn giản là sự khúc xạ của
văn minh Trung hoa, thiếu cái nhìn tôn trọng, khách quan đối với văn
hóa, lịch sử của các quốc gia này. Đây là hai thái độ cực đoan trong việc
nghiên cứu, đối sánh văn hóa, cần được nhìn nhận và phê bình một cách
nghiêm túc.
Được xác định giới hạn nghiên cứu nằm trong giai đoạn 1009 - 1945,
giai đoạn ít nhiều còn sử liệu, hiện vật ấn chứng, Ngàn năm áo mũ thể
hiện một góc nhìn lịch sử, tư tưởng, mỹ thuật Việt nam thông qua dòng
chảy biến thiên của văn hóa trang phục; đồng thời làm rõ những điểm
tương đồng và khác biệt giữa trang phục Việt nam so với trang phục của
các nước đồng văn, đặc biệt là Trung Quốc. Từ kết quả nghiên cứu này,
cách ăn mặc, lối sống của người Việt trong khoảng 1000 năm trở lại đây
đã bước đầu sáng tỏ. Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu phong tục, lối
sống của người Việt trong quá khứ xa xưa hơn, nhằm từng bước tìm ra
cái lõi “bản sắc” trong văn hóa Việt nam.
Mỗi thời đều có giá trị quan, thẩm mỹ quan riêng. Mọi lời khen
chê, đánh giá chỉ mang tính nhất thời. Cuốn sách bạn đọc cầm trên tay
được viết nên bằng sự tôn trọng sự thật của ngàn năm áo mũ người Việt,
không có đánh giá đúng sai, hay dở. Với tư cách là tác giả, tôi hy vọng
bạn đọc có cái nhìn công tâm, bình tĩnh đối với văn hóa trang phục Việt
nam nói riêng, văn hóa cung đình Việt nam nói chung, đặc biệt đối với
những thành tố văn hóa Trung hoa dung chứa trong văn hóa Việt.
Hà Nội, cuối xuân năm Quý Tị 2013.
Trần Quang Đức