nhưng người thợ tỏ ra bất lực trong việc khép đế vũ khí. Lần nào khẩu
súng hỏa mai kiểu Nhật cũng nổ vào giữa mặt người sử dụng nó. Thế
là lúc người Bồ Đào Nha quay lại hòn đảo, người đứng đầu nơi đây đã
yêu cầu thợ rèn trên tàu học cách hàn khóa nòng sao cho nó phải nổ
đúng lúc cần nổ.
Và thế là người Nhật đã thành công trong việc sản xuất súng với
số lượng lớn và mọi quy tắc chiến tranh ở đất nước họ đều vì thế mà bị
đảo lộn. Quả vậy, cho tới thời điểm ấy, chỉ có các võ sĩ đạo giao chiến
bằng kiếm. Tướng quân Oda Nobugana đã thành lập một đội quân
súng hỏa mai và dạy cho đội quân ấy cách bắn hàng loạt để cản bước
kỵ binh đối phương.
Ngoài việc mang đến thứ vật chất này, người Bồ Đào Nha còn
mang đến một món quà thứ hai nữa, và đó là một món quà tinh thần:
Cơ đốc giáo. Giáo hoàng vừa chia rẽ thế giới giữa Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha. Nhật được giao cho Bồ Đào Nha. Vì vậy, người Bồ Đào Nha
vội vàng cử các thầy tu dòng Tên đến và ban đầu các thầy tu này được
đón tiếp trọng thị. Người Nhật từng du nhập nhiều loại tôn giáo nên
với họ Cơ đốc giáo chỉ là một trong số đó. Thế nhưng tính cố chấp của
các nguyên tắc Cơ đốc rốt cuộc lại khiến họ thấy khó chịu. Thứ tôn
giáo Thiên chúa này là gì mà dám khẳng định rằng mọi đức tin khác
đều lầm lạc; mà dám cam đoan tổ tiên người Nhật, những người được
thờ cúng hoàn hảo, đang bị nướng chín dưới địa ngục chỉ vì họ không
được rửa tội?
Thứ tư tưởng bè phái ấy khiến toàn thể người dân Nhật bị sốc.
Thế là họ tra tấn và tàn sát hầu hết người Cơ đốc giáo. Rồi trong cuộc
nổi dậy của Shimabara, đến lượt người Nhật theo đạo Cơ đốc bị hành
quyết.
Từ đó, người Nhật tách mình ra khỏi mọi ảnh hưởng phương Tây.
Chỉ các thương gia Hà Lan sống cách biệt trên một hòn đảo ngoài khơi