Sư có hai vị kế thừa xuất sắc, đó là Lục tổ Huệ Năng và Thần Tú.
Huệ Năng (638 - 713): Vị Tổ thứ sáu của Thiền tông, môn đệ
và pháp tự của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Trước Huệ Năng, Thiền còn
mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời sư, Thiền bắt đầu
có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy, có người cho
rằng sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây.
Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó
không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên, sư có nhiều
học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyễn Hành Tư và
Nam Nhạc Hoài Nhượng, là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như
toàn bộ các dòng Thiền về sau.
Đây là bài thơ thiền của Thiền sư Vô Môn Huệ Khai thời
Tống, bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh.
Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông, có khi được gọi là Liên tông
là một pháp môn quyền khai của Phật giáo Đại thừa, trường
phái này do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (334 - 416) sáng lập
và được Pháp Nhiên phát triển tại Nhật.
Chỉ miền Nam tỉnh Phúc Kiến.
Sengai Gibon (1751 - 1837): Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông
Lâm Tế (rinzai-shū), hệ phái Diệu Tâm tự (myoshin-ji).
Pháp sư Tinh Vân (sinh năm 1927): tục danh Lý Quốc Thâm,
pháp hiệu Ngộ Triệt, năm mười hai tuổi xuất gia, là truyền nhân
đời thứ 48 của tông Lâm Tế.
Hoằng pháp: làm cho Phật pháp được lan rộng, mang ánh
sáng giác ngộ đến với tất cả chúng sinh.
Hoàng Bá Hy Vận (? - 850); Thiền sư Trung Quốc, một trong
những nhân vật nổi tiếng của Thiền tông thời Đường. Sư là
Pháp tự của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải và là thầy của Lâm