NGHỆ THUẬT “CÂU” LIKE - Trang 252

2. Mô tả (description): Hầu hết các dịch vụ đều cho phép bạn

bổ sung một đoạn mô tả có nội dung phong phú dưới mỗi video. Đoạn
mô tả này có thể bao gồm nhiều đoạn viết và địa chỉ URL – hãy
nhớ rằng đây cũng là phương pháp giúp tăng lượt truy cập cho trang
web của bạn.

3. Thẻ dán (tags): Hãy “dán thẻ” mọi từ khóa hoặc cụm từ giúp

liên tưởng đến video của bạn. (Theo Forrester, có không đến 20%
người làm marketing dán thẻ và đặt tiêu đề phù hợp cho video của
họ. Thật đáng xấu hổ.) Khi dán thẻ từ khóa, hãy cân nhắc những từ
khóa tra cứu nào bạn muốn liên kết với video của mình và lựa chọn
chúng làm thẻ dán. Bạn cũng nên tận dụng tên tuổi những nhân vật
và công ty xuất hiện trên video. Một số dịch vụ chia sẻ video như
Facebook sẽ liên kết cả hồ sơ những người được dán vào video nếu
họ có mối liên hệ với bạn (như bạn bè chẳng hạn) qua trang chủ của
dịch vụ.

4. Ảnh nhỏ (thumbnail): Ảnh nhỏ là hình ảnh thu gọn hiện lên

màn hình trước khi bạn nhấn nút “Phát” (“Play”). Phần lớn các
trang chia sẻ sẽ chọn lọc vài phân cảnh và cho phép bạn lựa chọn
chúng làm ảnh nhỏ; và bạn cũng không được phép thay bằng hình

nh khác. Tuy nhiên, một số trang khác như Vimeo sẽ cho phép bạn

tải lên hình ảnh từ máy, nhưng đó không phải quy tắc chung.

Các trang chia sẻ khác nhau sẽ có cách bố trí khác nhau về tính

năng bình luận, chia sẻ, đánh dấu địa điểm và các tùy chọn khác.
Hãy kiểm tra mỗi dịch vụ để hiểu rõ chức năng cài đặt của chúng, và
lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của bạn. Tuy nhiên, trong mọi
trường hợp, hãy cho phép người xem đính kèm và chia sẻ video lên
trang web của họ. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ có thể tắt chức
năng cài đặt đó mà vẫn có thể hướng người xem đến trang chủ và
xem video. Đó là quyết định sai lầm. Nếu người xem hào hứng với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.