điểm luôn luôn thiên vị bản thân: hễ mà tiểu thuyết mới của tôi nhảy vọt lên
danh sách bán chạy nhất, tôi lại tự vỗ vào vai mình. Chắc chắn đây là cuốn
sách hay nhất của tôi từ trước tới giờ! Nhưng nếu cuốn sách mất hút trong
vô vàn ấn phẩm mới, thì đó đơn giản là vì độc giả không có con mắt nhìn
nhận văn chương đích thực. Còn nếu các nhà phê bình chế nhạo nó, thì rõ
ràng đó là vì ganh ghét.
Để nghiên cứu sự thiên vị này, các nhà nghiên cứu soạn ra một bài kiểm
tra tính cách và sau đó chấm điểm cao và thấp cho những người tham gia
một cách ngẫu nhiên. Những ai đạt điểm cao nhận xét bài kiểm tra là rất chi
tiết và công bằng; còn những người bị điểm thấp cho rằng nó chẳng ích gì
cả. Vậy tại sao chúng ta lại coi thành công là do năng lực của bản thân và
gán nguyên nhân thất bại cho các yếu tố khác? Có rất nhiều giả thuyết. Cách
lý giải đơn giản nhất có lẽ là: vì nó đem lại cảm giác thỏa mãn. Hơn nữa, có
nghĩ vậy cũng chẳng hại gì. Nếu có hại, hẳn nó đã bị triệt tiêu sau hàng trăm
nghìn năm tiến hóa. Nhưng hãy cảnh giác: trong thế giới hiện đại với nhiều
rủi ro tiềm ẩn, thiên vị bản thân có thể dẫn đến thảm họa nhanh chóng.
Richard Fuld, người tự phong là “bậc thầy kinh tế của thế giới”, có lẽ sẽ ủng
hộ điều này. Ông ta là vị CEO xuất sắc của ngân hàng đầu tư Lehman
Brothers, cho đến khi nó phá sản vào năm 2008. Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên
nếu ông ta vẫn cứ tự xưng là “bậc thầy kinh tế của thế giới” và quy kết việc
chính phủ khoanh tay đứng nhìn đã khiến ngân hàng này phá sản.
Trong các bài thi SAT, học sinh có thể đạt điểm số trong khoảng 200 đến
800 điểm. Một năm sau, khi được hỏi về kết quả điểm thi, các học sinh này
có xu hướng tự thêm vào khoảng 50 điểm. Điều thú vị là, không phải chúng
nói dối hay nói quá; chỉ đơn giản là chúng “củng cố” kết quả một chút thôi -
cho đến khi bản thân chúng bắt đầu tin vào số điểm mới.
Trong tòa nhà tôi đang sống, có năm sinh viên cùng sống chung trong một
căn hộ. Thi thoảng tôi vẫn gặp họ trong thang máy, và tôi đã quyết định hỏi
riêng từng người xem họ có đổ rác thường xuyên hay không. Một câu nói
làm việc này đều đặn mỗi lần thứ hai. Người khác nói: đều đặn mỗi lần thứ
ba. Cậu thứ ba thì chửi thề và dám chắc đến 90% là lần nào cậu ta cũng phải